Bác sĩ cảnh báo: Bị đau bụng âm ỉ, có thể bạn đã bị ung thư nhưng không hề biết

MT,
Chia sẻ

Ban đầu chỉ là những cơn đau âm ỉ thoáng qua và tự khỏi nên bệnh nhân đã chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Cẩn thận khi thấy đau bụng âm ỉ

Mới đây Bệnh viện đa khoa Hùng Vương Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân 62 tuổi đến viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng hạ vị. Cơn đau ngày càng tăng kéo dài trong 8 tháng có kèm theo đi ngoài phân nhầy máu và sụt cân nghiêm trọng (6kg). Bệnh nhân được nội soi đại tràng, bấm sinh thiết trực tràng, chụp CT scaner đa dãy ổ bụng.

Kết quả ngoài sức tưởng tượng của bệnh nhân và người nhà, ông được chẩn đoán bị ung thư trực tràng cao với khối u có kích thước 8,5cm x 2,5cm.

Bệnh nhân đã được các Bác sỹ Khoa Ung bướu BVĐK Hùng Vương với sự hỗ trợ trực tiếp của chuyên gia Bệnh viện K phẫu thuật cắt toàn bộ trực tràng, đại tràng sigma, làm hậu môn nhân tạo. Hiện tại, sau phẫu thuật bệnh nhân hiện tại đang được điều trị tại khoa Ung bướu Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.

img_5481

Bác sĩ đang làm phẫu thuật cho bệnh nhân.

Cảnh giác những bất thường từ những polyp trong lòng đại trực tràng

Bác sỹ Hứa Văn Đức, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết: Ung thư đại trực tràng thường bắt nguồn từ những polyp trong lòng đại trực tràng. Bệnh nhân thường có những biểu hiện như:

Rối loạn lưu thông ruột: Đây là dấu hiệu sớm, báo động ung thư nhưng hay bị bỏ qua. Sớm nhất có thể chỉ là những thay đổi của thói quen đại tiện, thay đổi giờ giấc đi ngoài, số lần đi ngoài có thể vài lần đến hàng chục lần trong ngày. Bệnh nhân có khi táo bón. Bị đi ngoài phân lỏng hoặc xem kẽ cả táo bón và đi ngoài phân lỏng.

Đi ngoài nhầy máu: Đây là triệu chứng hay gặp nhất của ung thư đại trực tràng. Đây là triệu chứng quan trọng báo hiệu ung thư trực tràng. Bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu đỏ tươi hoặc lờ lờ máu cá, từng đợt hoặc kéo dài. Dấu hiệu đi ngoài ra máu có thể nhầm sang bệnh lỵ hoặc viêm đại trực tràng, trĩ.

Đau vùng hạ vị, buồn đi ngoài, cảm giác đi ngoài không hết phân… là những dấu hiệu hay gặp.

ung-thu-dai-truc-trang

Yếu tố quyết định trong tầm soát ung thư đại trực tràng là thực hiện khám sức khỏe định kỳ, nội soi đại trực tràng để kịp thời phát hiện và điều trị các tổn thương tiền ung thư.Ung thư đại trực tràng có tiên lượng tốt và có thể điều trị khỏi.

Theo bác sỹ Hứa Văn Đức Ung thư đại trực tràng có tiên lượng tốt và có thể điều trị khỏi nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Ung thư đại trực tràng không có dấu hiệu cảnh báo sớm, vì vậy bạn nên tiến hành các xét nghiệm sàng lọc định kỳ để phát hiện bệnh. Khi được phát hiện sớm các bác sĩ có thể điều trị và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Khi bệnh ở giai đoạn nặng, có thể thấy máu trong phân hoặc đau bụng, có các biểu hiện tiêu hóa bất thường (táo bón hoặc tiêu chảy), sụt cân không rõ nguyên nhân hoặc mệt mỏi. Thời điểm này khối u có xu hướng lớn hơn và khó trị hơn.

Xét nghiệm tầm soát là chìa khóa để phát hiện bệnh sớm. Bắt đầu từ tuổi 50, nên thực hiện nội soi đại tràng mỗi 10 năm để phát hiện khối u sớm và có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng bằng cách loại bỏ các polyp (nếu có).

Ngoài ra các xét nghiệm máu ẩn trong phân và các xét nghiệm phân khác có thể phát hiện dấu hiệu của ung thư và nên thực hiện mỗi năm một lần.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng, vận động và kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể.

Chia sẻ