Bà ngoại hàng ngày đứng ngóng ở cửa lớp của cháu, không phải để trông chừng mà hóa ra là làm việc này

An Nhiên,
Chia sẻ

Ngày nào cũng vậy, cháu trai vừa vào lớp học là bà lão lại đứng trực ngay cửa sổ lớp.

Hàng ngày, bên ngoài cửa sổ lớp tại một trường học dành cho trẻ em đặc biệt luôn có một bà lão khoảng 70 tuổi đứng lấp ló bên ngoài. 

Mới đầu nhìn hình ảnh này ai cũng nghĩ bà đến đây để trông chừng đứa cháu đang học trong lớp. Nhưng nhìn kỹ, mọi người mới nhận ra bà đang ghi lại những chữ cô giáo viết trên bảng và lời cô giáo nói. Tại sao bà lão lại làm như vậy?

Bà ngoại hàng ngày đứng ở cửa lớp của cháu không phải để trông chừng mà hóa ra là làm việc này. - Ảnh 1.

Ngày nào bà ngoại cũng đứng ở cửa sổ, ngóng vào lớp cháu học.

Qua tìm hiểu mới biết bà lão làm vậy là để về dạy thêm cho cháu vì cháu ngoại của bà khi sinh ra bị thiếu oxy não nên trí lực kém hơn các bạn khác. Nếu có chỗ nào cháu chưa hiểu là bà có thể giảng cho cháu luôn.

Ngày nào cũng tới "copy" bài giảng của cô rồi về dạy lại cho cháu, sự kiên trì của bà lão đã được đền đáp xứng đáng khi cháu trai của bà học hành ngày càng tiến bộ.

Bà ngoại hàng ngày đứng ở cửa lớp của cháu không phải để trông chừng mà hóa ra là làm việc này. - Ảnh 2.

Bà lão 70 tuổi rất vui khi nói về kết quả học tập của cháu. Mong muốn lớn nhất của bà là lớn lên cháu có thể học một nghề thủ công, kiếm được việc làm phù hợp để tự nuôi sống mình và tự biết cách chăm sóc bản thân.

Cư dân mạng tỏ ra rất xúc động với câu chuyện của người bà nói trên và dành tặng cho bà những lời khen "có cánh":

"Đứa trẻ may mắn gặp được người bà thật tuyệt vời. Tôi hi vọng bà sẽ sống thật lâu và khỏe mạnh với cậu bé".

"Tôi là một giáo viên chuyên dạy trẻ em khuyết tật và tôi hi vọng nhiều phụ huynh có thể quan tâm tới con mình như người bà đáng trân trọng này. Trong lớp tôi có phụ huynh cả tháng không gặp con một lần".

Bà ngoại hàng ngày đứng ở cửa lớp của cháu không phải để trông chừng mà hóa ra là làm việc này. - Ảnh 3.

Với những đứa trẻ đặc biệt, mặc dù ở trường học đã được học theo chương trình dành riêng cho mình nhưng khi về nhà vẫn cần được sự giúp đỡ của bố mẹ, người thân.

Về tinh thần

Với những đứa trẻ khuyết tật, điều đầu tiên là bố mẹ phải biết cách chấp nhận thực tế đó. Một mặt gia đình gửi các em tới các trường chuyên biệt, mặt khác trẻ phải được gia đình và mọi người xung quanh đối xử như những đứa trẻ bình thường khác.

Chúng ta không nên phân biệt đối xử với các bé tật nguyền mà hãy cho các bé thấy sự hòa đồng và được đối xử ấm áp, bình thường như bao trẻ khác. Cách đối xử của cha mẹ sẽ là tấm gương cho các con học theo, để chúng biết cách yêu thương các bạn thiệt thòi hơn mình.

Bà ngoại hàng ngày đứng ở cửa lớp của cháu không phải để trông chừng mà hóa ra là làm việc này. - Ảnh 4.

Với những trẻ khuyết tật, gia đình càng nên dành thời gian nhiều hơn, đồng thời mọi người xung quanh nên đối xử như những trẻ bình thường khác.

Về giáo dục

Trẻ em khuyết tật, ngoài việc học tại trường vẫn cần được giáo dục tại nhà, đặc biệt gia đình nên dạy cách tự chăm sóc bản thân, bởi đó là giáo dục cơ bản nhất cần có.

Bên cạnh đó, việc học chung lớp với các bạn phát triển bình thường sẽ giúp các bé khuyết tật có cảm giác mình cũng được cư xử bình thường như bao bạn khác và không mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân.

Theo Sohu

Chia sẻ