“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 1.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 2.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 3.

LTS: Năm 2009, Mỹ chọn hai đối tác là Việt Nam và Thái Lan để nghiên cứu giống gạo làm thực phẩm chức năng. Giống gạo này phải đáp ứng các yêu cầu là có hàm lượng amylose thấp, có chứa các enzyme giúp trẻ cân bằng trí não và đạt được những tiêu chuẩn của giống lúa thuần không pha trộn. Họ biết tiếng của Giáo sư Nguyễn Thị Lang từ khi bà còn làm việc ở Viện lúa quốc tế IRRI nên tìm đến TP.HCM rồi về tận Cần Thơ để mời đích danh giáo sư Lang tham gia công trình nghiên cứu này. Vì sao giáo sư Nguyễn Thị Lang lại được giới nghiên cứu quốc tế xem trọng đến vậy? Chúng tôi đã tìm về Cần Thơ, đến Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long để tìm hiểu và khám phá chân dung người phụ nữ đã thay đổi bức tranh ngành lúa gạo Việt Nam và cuộc sống của người nông dân ở vùng sông nước miền Tây.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 4.

Hơn 30 năm nghiên cứu về cây lúa, trong bộ sưu tập 93 giống lúa được khảo nghiệm và công nhận, OM4900 chính là giống lúa mà tôi đã "mang nặng đẻ đau" suốt 10 năm ròng. Dù chỉ mất có 5 năm nghiên cứu nhưng để OM4900 đến được đồng ruộng của người nông dân, tôi phải tốn thêm 5 năm nữa. Thời gian đó tôi đấu tranh dữ lắm giống OM4900 mới ra đời. "Tôi lấy danh dự của mình ra để xin công nhận OM4900", tôi đã nói như vậy trước hội đồng xét duyệt.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 5.

Thấy tôi trăn trở nhiều, chồng tôi bảo thôi đi em ơi, chuyện nhà nước mà lo làm chi. "Nhưng đó là đứa con tinh thần của mình mà, đã sinh con ra không nuôi nó sống làm sao được, mình phải bảo bọc để lo cho nó chứ", tôi đáp. Thời gian trôi qua đã chứng minh những gì tôi nói là đúng, OM4900 đã làm rạng danh cây lúa Việt. Tôi đạt nhiều giải thưởng cũng nhờ OM4900, thậm chí có nhiều quốc gia trên thế giới cũng tìm mua bằng được giống lúa này.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lang

Vốn xuất thân từ gia đình làm nông, nên khi đi thực tế nghe người dân than lúa bán không được, thời tiết nóng lên thì hạt lúa đục đi, trồng ở đất này không hợp, tôi xót lắm. Dù việc của tôi chỉ là lai tạo giống lúa trong phòng lab, còn đưa lúa ra đồng ruộng là việc của các công ty, nhưng mình nghiên cứu lúa mà không giúp được bà con nông dân thì giúp cho ai, nên tôi phải "vượt rào" để ra ngoài.

Thế là tôi bắt tay vào tổ chức nhiều hội nghị ở các tỉnh, khuyến khích họ đem giống lúa mới về trồng. Dù nghe cán bộ và người dân than thở nhiều, nào lúa ngã đổ, rồi bọ xít, trĩ, rầy nâu nhưng nhờ những lời phàn nàn ấy tôi có thêm thông tin để nghĩ ra cách cải thiện phẩm chất lúa. Người nông dân, dù tri thức của họ không cao nhưng họ có kinh nghiệm, kinh qua thực tế nhiều, nhà khoa học như chúng tôi phải dấn bước vào kinh nghiệm để học hỏi.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 7.

Năm 2005, tôi đi vận động người dân Bạc Liêu, ở đó người ta khoái nuôi tôm nên chẳng mặn mà gì với cây lúa. Có ngày đến 5 giờ chiều rồi tôi còn lội bộ vào vùng nuôi tôm để chờ nông dân đi làm về để thuyết phục, có hôm đến 7 giờ, trời tối mịt mà tôi vẫn chưa về nhà, mình giống như cán bộ khuyến nông vậy đó. Mưa dầm thấm lâu, giờ thì Bạc Liêu cũng trồng lúa rồi, chứ trước kia đất trồng bỏ hoang rất uổng phí.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 8.

Đôi khi tôi cũng khóc thầm trước bao gian khó khi dấn thân vào con đường này. Không có tiền để triển khai đề tài, tôi phải tìm kinh phí ở nhiều nơi và có nơi người ta mạt sát mình dữ lắm. Họ bảo anh chị làm nhà khoa học thì nhà nước cấp kinh phí chứ làm gì phải đi xin tiền nghiên cứu tại các tỉnh, không cảm thấy nhục sao? Nghe những lời này đau lắm chứ nhưng tôi vẫn chịu đựng để bảo vệ đề tài của mình. Khi buồn, tôi viết nhật ký, viết xong thì hết buồn. Hay có những dự án tôi làm thành công nhưng chẳng ai thưởng gì hết, tôi đi mua quần áo tự thưởng cho mình cũng thấy vui rồi.

Tôi nghĩ chúng ta cần trân trọng bản thân trước tiên, đừng vì người ta đối xử không tốt với mình mà cảm thấy buồn phiền. Phải mặc đẹp hơn, ăn những món ngon hơn, rồi đứng lên làm lại từ đầu.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 9.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 10.

Hồi làm nghiên cứu ở Nhật, tôi đang mang thai đứa con thứ hai khi đã bước sang tuổi 43, cuộc sống vất vả vô cùng. Ai từng đi Nhật đều biết người Nhật cần cù và làm việc chăm chỉ, họ tự bưng bê mọi thứ chứ không có ai giúp đâu, tôi cũng tự mình làm thôi. Phòng lab tôi làm về sinh học phân tử, sử dụng nhiều hóa chất độc có khả năng gây ung thư nên tôi mang bầu mà lo lắng lắm, lo không biết con mình đẻ ra có dị tật gì không.

Nhưng niềm đam mê khoa học thôi thúc tôi không dừng lại. Khi ấy tôi đang xây dựng bản đồ gen về giống lúa chịu mặn, trong khi người khác làm hoài không ra, còn tôi đang có kết quả tốt nên háo hức lắm, cứ nôn cho trời mau sáng thức dậy để làm tiếp. Giống như hồi nhỏ ba mẹ mua cho áo mới, mình nôn cho tới gần Tết để mặc vậy. Tôi quyết tâm bằng mọi giá phải khỏe mạnh để hoàn thành công trình của mình.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 11.

Sinh xong, con trai mới được hai tháng, tôi lại bồng con qua Philippines tiếp tục nghiên cứu. Chồng bảo thôi vợ ở nhà đi, xin thầy dời lại vài tháng để con cứng rồi hãy đi. "Vài tháng nữa thì lâu lắm, cứ qua đó rồi thuê người giúp việc là được mà", tôi đáp. Sang đó, mỗi ngày tôi cho con bú sớm rồi đi làm, khoảng 10h chạy về nhà cho con bú, rồi đi làm tiếp, cứ thế mỗi ngày đi về 4, 5 lần, riết rồi các nhà khoa học Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ làm việc chung ở Viện lúa quốc tế IRRI ai cũng biết tôi có con nhỏ. Thương hai mẹ con nên đi đâu họ cũng bồng giúp em bé.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 12.

Hai vợ chồng tôi cùng làm khoa học, cứ đi đi về về suốt, nên thời gian bên nhau vô cùng ít ỏi. Kết hôn từ năm 1981, đến nay đã 36 năm mà thời gian xa nhau gấp 6 lần thời gian chúng tôi bên nhau. Đầu năm 2007, khi có quyết định điều động chồng tôi lên Sài Gòn làm việc, bạn bè ghẹo chồng tôi lên đó sẽ có nhiều cô xinh đẹp, chân dài vây quanh còn tôi ở dưới này đen đúa, quanh năm cứ đồng ruộng với đất phèn, không sợ chồng thay lòng đổi dạ sao. Tôi đáp nếu mình tin chồng thì không sợ gì cả. Tôi tin đã là nhà khoa học đúng nghĩa, họ sẽ nghiêm túc trong chuyện chung thủy.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 13.

Nhưng tôi cũng là phụ nữ mà, cũng mềm yếu, cũng nhớ nhung khi sống xa chồng, xa con, đành lao vào công việc để quên đi nỗi nhớ, lâu dần cũng quen. Xa nhau hoài nên chúng tôi luôn tôn trọng sở thích của cả hai, cùng nhau xem tivi, chờ nhau ăn cơm, cùng nhau đi du lịch, ít khi xảy ra mâu thuẫn. Giỏi lắm là tranh luận một giờ đồng hồ nếu không đồng thuận thì tôi im lặng. Chồng biết ý cũng dừng lại, xuống nước, thế là yên.

Tôi nhớ hoài kỷ niệm hồi còn trẻ thời chưa có xe cộ gì, chồng đi bộ 9 cây số từ Cần Thơ qua Bến Tre qua 3 cái phà, tốn một ngày trời mới về đến nhà. Đến 9 giờ đêm, nhà nhà ai cũng ngủ hết rồi mới thấy chồng gõ cửa trước nhà, mang trong ba lô những món đồ thời bao cấp về cho vợ ăn, thực sự rất cảm động.

Nói về thành công ngày hôm nay, tôi luôn cảm thấy may mắn khi có người chồng là chỗ dựa tinh thần, người đã kiên nhẫn chịu đựng bao khó khăn ở nhà nuôi con để tôi vững tâm tiến bước trong sự nghiệp.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 14.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 15.

Cuối tháng 3/2017, tôi chính thức về hưu. Thời còn trẻ, mình làm nghiên cứu mà không có ý tưởng, cứ làm theo người khác, mãi mãi chạy theo sau. Nhưng đến năm 50 tuổi, khi sự nghiệp đã chín muồi thì lại tích lũy nhiều ý tưởng rất quý, thành thử tôi không thể dừng lại.

Nếu nghỉ ở cơ quan nhà nước thì hai vợ chồng tôi ra mở công ty, tự bỏ tiền ra nghiên cứu. Gọi là khởi nghiệp nhưng không phải là kinh doanh mà là khởi nghiệp trong nghiên cứu của mình. Khởi nghiệp bằng trí thức cao hơn, sản phẩm của mình là bằng trí tuệ, là ý tưởng. Ý tưởng dù không tạo ra tiền nhưng sẽ gián tiếp tạo ra tiền.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 16.

Bây giờ chúng tôi phải ra ngoài gây dựng từ đầu, từ con số 0, có thể 10 năm nữa đến 70 tuổi mới có thành tựu nhưng không sao, tôi cũng chỉ học hỏi kinh nghiệm các nhà khoa học trên thế giới thôi. Những ông thầy của tôi, sau khi nghỉ hưu ở Viện lúa quốc tế Phillippines thì sẽ bắt đầu khởi nghiệp. Ở Nhật cũng vậy. Họ không thỏa mãn, tôi cũng vậy. Tiềm năng của mình vẫn còn, sức khỏe vẫn còn, thì mình còn làm.

Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đã có thương hiệu gạo Jasmine, Ấn Độ thì có Basmati, còn Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu gạo nhưng chưa có thương hiệu nào cả. Tôi có ước mơ từ rất lâu rồi là làm thế nào để giúp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo thương hiệu gạo riêng, từ tỉnh sẽ mở rộng ra cả nước. Khát vọng của tôi là làm sao để thương hiệu gạo Việt Nam phải có tên trên bản đồ lúa gạo toàn cầu.

“Bà mẹ Lúa” Nguyễn Thị Lang: 
Khát vọng của tôi là thương hiệu gạo Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới - Ảnh 17.

Lê Minh
Hoàng Việt
KingPro
Vũ Tuấn Anh
Bi
Theo Trí Thức Trẻ7/4/2017