Những thực phẩm “hút sạch” chất béo

Theo Dantri,
Chia sẻ

Muốn giảm béo, những thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn.

1. Măng
 

Nhiệt lượng: 19kl. Măng có đặc điểm là ít chất béo, ít chất đường và nhiều chất xơ, ăn măng không những thúc đẩy cho dạ dày đường ruột nhu động, trợ giúp tiêu hòa, đẩy thức ăn tích tụ và phòng chống táo bón, mà còn có tác dụng phòng chống ung thư đại tràng. Măng thuộc vào thực phẩm có nhiệt lượng thấp và thực phẩm tự nhiên có hàm lượng chất béo thấp, cho nên măng là thực phẩm tốt cho những người béo phì cần giảm béo.

2. Ớt cay đỏ
 

Nhiệt lượng 22kl. Hàm lượng vitamin C trong ớt cay là phong phú nhất trong các loại rau. Vitamin C có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống đỡ các loại bệnh. Mùa hè chúng ta thường dễ bị nhiệt và cũng hay phải đi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều, nguy cơ để nhiễm khuẩn, nhiễm viruts cũng tăng lên, vì vậy cần nâng cao sức đề kháng của chính bản thân mình.

3. Đậu phụ đông lạnh

 

Nhiệt lượng: 56kl. Đậu phụ sau khi được đông lạnh có thể sinh ra một loại chất mang tính acid, loại chất này có thể làm tan vỡ chất béo ở trong cơ thể, nếu thường xuyên ăn đậu phụ đông sẽ có lợi cho chất béo đào thải, làm cho chất béo tích tụ trong cơ thể không ngừng giảm đi, có hiệu quả giảm béo. Đậu phụ đông có đặc điểm dinh dưỡng phong phú, nhiệt lượng ít, không làm cho chúng ta có cảm giác đói rõ rệt.

4. Giá đậu xanh

 

Nhiệt lượng: 18kl. Giá đỗ xanh có tác dụng thanh trừ cholesterol và chất béo tích tụ trong thành huyết quản, ngăn chặn các biến chứng của bệnh huyết quản tim. Thường xuyên ăn giá đỗ xanh có thể thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giải rượu và độc tố. Người nghiện hút thuốc, uống rượu nếu thường xuyên ăn giá đỗ xanh có thể đạt được hiệu quả thanh lọc dạ dày, đường ruột, giải độc tố, làm sạch răng nướu, đồng thời có thể ngăn chặn chất béo hình thành trên da. 

5. Đu đủ

 

Nhiệt lượng: 27kl. Chất xúc tác protit ở trong đu đủ có thể làm cho chất béo phân giải thành acid béo, trong đu đủ còn hàm chứa một loại men có thể tiêu hóa protein, có lợi cho cơ thể tiến hành tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, vì vậy đu đủ có công hiệu khỏe tỳ, tiêu hóa thức ăn, đồng thời còn có thể trị phù thũng, bệnh hôi chân và cải thiện khớp.

6. Dứa

 

Nhiệt lương: 41kl. Dứa co dinh dưỡng cực kỳ phong phú,hàm chứa vitamin C, caroten, thiamin, miacin cần thiết cho cơ thể và các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ trong cơ thể như canxi, sắt, magie. Dứa có thể giúp cho protein tiêu hóa, có thể phân giải các thức ăn như cá, thịt, thích hợp ăn sau bữa cơm.

7. Dưa chuột

 

Nhiệt lượng: 15kl. Dưa chuột hàm chứa vitamin C, các loại vitamin B và nhiều khoáng chất vi lượng, thành phần dinh dưỡng ở trong dưa chuột rất phong phú, ăn sống cũng rất ngon, mát ruột. Xét từ góc độ dinh dưỡng, vỏ dưa chuột giàu chất dinh dưỡng, nên ăn sống là tốt nhất, nhưng nếu rửa không sạch có thể ở ngoài vỏ dưa chuột còn lưu lại thuốc trừ sâu gây tổn thương cho sức khỏe.
 
Chúng ta nên ngâm dưa chuột ở trong nước muối 15-20 phút, sau đó mới rửa lại sạch và ăn sống. Khi ngâm nên để nguyên cả quả, không nên cắt hai đầu, để tránh dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình ngâm. Ngoài ra, làm salat dưa chuột cũng nên ăn ngay, không nên để thời gian quá dài vì như thế cũng sẽ làm cho vitamin mất đi. 

8. Cà chua

 

NHiệt lượng: 19kl. Trong cà chua chứa phong phú vitamin A, loại vitamin này bảo vệ mắt rất tốt và có lợi trong việc phục hồi da bị cháy nắng. Khi làm salat cà chua không nên cho đường, nếu không vị ngọt sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị. Người béo phì, người bị tiểu đường, cao huyết áp đều không nên ăn món salat cà chua trộn đường. 

9. Trần bì

Nhiệt lượng: 278kl. Trần bì chứa các thành phần như vitamin B, C, dầu bay hơi vv. Dầu bay hơi trong trần bì có tác dụng kích thích và làm ấm da dày đường ruột, có thể thúc đẩy dịch tiêu hóa bài tiết, trợ giúp tiêu hóa, bài trừ vị khí, còn có thể giảm bớt chất béo tích tụ ở vùng bụng.

10. Rau cần

 

Nhiệt lượng: 12kl. Rau cần hàm chứa nhiều chất xơ, vitamin B2, kẽm vv. Mùa hè thời tiết nóng, chúng ta dễ nổi nhiệt, làm cho chúng ta khi đi đại tiện bị khô, đồng thời khi trời nóng cơ thể chúng ta thường mất nhiều nước, cho nên dễ làm cho kẽm, natri mất cân bằng.
 
Rau cần có thể giúp chúng ta nhuận tràng thông tiểu tiện, điều tiết sự cân bằng của kẽm và natri. Vitamin có ảnh hưởng đối với hệ thống thần kinh, da. Nếu cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ dễ gây ra mệt mỏi,kiệt sức và lở loét khoang miệng. Lá rau cần chứa nhiều dinh dưỡng hơn thân, vì vậy khi xào không nên bỏ lá.

11. Cải thảo

 

Nhiệt lượng: 17kl. Trong cải thảo có chứa chất xơ và vitamin A hàm lượng cao. Mùa hè ánh mặt trời chói nhức mắt nên ăn nhiều cải thảo, như thế rất có ích cho dung nhan và bảo vệ mắt.
 
Tuy nhiên, không nên tích trữ cải thảo quá lâu, dinh dưỡng sẽ mất hết đi. Ngoài ra, người bị lở loét do tiêu hòa cũng không thích hợp ăn cải thảo sống, ví dụ như kim chi, để tránh chất xơ kích thích vào vết thương lở loét của dạ dày đường ruột.
Chia sẻ