Chọn thực phẩm hữu cơ thế nào?

,
Chia sẻ

Thực phẩm hữu cơ ngày càng trở nên phổ biến, nhưng giá cả khá "nặng" với túi tiền người dân. Dưới đây là vài lời khuyên có ích trong việc chọn mua sản phẩm sao cho an toàn, tiết kiệm.

Thực phẩm hữu cơ là thực phẩm quy định chặt chẽ về cách thức trồng, thu hoạch và chế biến với một lượng thuốc trừ sâu, kích thích tố, chất kháng sinh giới hạn. Khi bán trên thị trường những sản phẩm này được đóng gói và dán nhãn để thông tin rõ ràng về xuất xứ, chất lượng. Thực phẩm hữu cơ không được phép chăm bón bằng rác cống, công nghệ sinh học hay bức xạ ion hóa.

Trước đây, thực phẩm hữu cơ chỉ được bán tại các cửa hàng thực phẩm lành mạnh, nơi khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền cho thực phẩm thân thiện với tự nhiên. Ngày nay, nó có mặt ở hầu hết các siêu thị vì nhu cầu lựa chọn những sản phẩm an toàn, tinh khiết đã tăng lên.

Hiện nay, khủng hoảng kinh tế buộc người mua phải tính toán nhiều hơn. Bạn băn khoăn vì thực phẩm hữu cơ thường mắc hơn từ 50–100% thực phẩm được trồng thông thường. Nhưng có phải chọn mua thực phẩm hữu cơ nghĩa là tốn thêm tiền? Thực tế có những thực phẩm rất dễ bị thẩm thấu thuốc trừ sâu, vì vậy bạn nên chọn mua hữu cơ để tránh phát sinh chi phí “bệnh tật” về sau.

Bạn nên rửa rau quả dưới vòi nước chảy.

Rau quả địa phương sẽ an toàn và tươi ngon hơn.

Bài viết hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những lựa chọn hữu ích. Nhưng nên nhớ, dù có phải là thực phẩm hữu cơ hay không bạn cũng nên rửa sạch dưới vòi nước chảy trước khi ăn. Và nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được trồng trong vùng.

1. Nguyên tắc dán nhãn của thực phẩm hữu cơ

Biết nguyên tắc dán nhãn sẽ giúp bạn khỏi bối rối khi lựa chọn.

- "100% organic" – 100% hữu cơ nghĩa là hoàn toàn không chứa thành phần tổng hợp.

- "Organic" – nghĩa là sản phẩm phải có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.

- "Made with organic ingredients" – được làm bằng thành phần hữu cơ, nghĩa là sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ.

- Thịt, trứng, sữa dán nhãn hữu cơ phải có xuất xứ từ những con vật chưa từng tiếp nhận chất kháng sinh hay hormone tăng trưởng.

- Tiêu chuẩn hữu cơ của hải sản và mỹ phẩm vẫn chưa được xác lập.

2. Mua sản phẩm hữu cơ

Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật dễ bám lại trên những loại thực phẩm này, vì vậy bạn nên chọn sản phẩm hữu cơ:

Đào

Tổ chức hoạt động vì môi trường ở Washington, D.C khuyến cáo nên hữu cơ hóa những thực phẩm dễ bị nhiễm, thẩm thấu thuốc trừ sâu, đặc biệt là đào.

Táo

Mua táo hữu cơ cũng rất đáng tiền của bạn, tuy nhiên bạn cũng đừng nên bỏ qua trái cây bổ dưỡng này cho dù nó không phải sản phẩm hữu cơ.

Ớt ngọt

Trong những thực phẩm dễ tồn dư thuốc trừ sâu thì ớt ngọt đứng ở top đầu.

Cần tây

Cần tây là một loại rau giòn, có lượng vitamin A, C, D, axit folic, kali, kẽm đáng kể nhưng một bó lớn chỉ có 10calo.

Dâu tây

Bạn nên mua sản phẩm trồng ở địa phương, nó sẽ ít hóa chất bảo quản và không tốn công vận chuyển gây ra ô nhiễm.

Cherri

Loại quả đỏ rực có vị chua ngọt này rất giàu vitamin C.

Ở Mĩ, lê được tiêu thụ nhiều thứ hai sau táo, một quả lê vừa chứa 103 kalo và nhiều vitamin C.

Nho nhập khẩu

Nho nhập khẩu tồn dư nhiều hóa chất vì vậy nếu không phải sản phẩm hữu cơ thì bạn nên hạn chế.

Rau diếp

Bạn nên loại bỏ những lá rau bên ngoài trước khi chế biến

Khoai tây

Một củ khoai vừa chứa 161calo và nếu bạn không chiên giòn thì khoai tây hoàn toàn không chứa chất béo.

3. Mua sản phẩm được trồng thông thường hay trồng tại địa phương

Dưới đây là danh sách các loại rau quả ít bị nhiễm thuốc trừ sâu, vì vậy không đáng để tốn thêm tiền mua sản phẩm hữu cơ:

Đu đủ

Đu đủ là nguồn vitamin A, C và axit folic dồi dào

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều beta-carotene và vitamin C hơn bông cải vàng. Loại rau này cũng dồi dào vitamin A, K, B6, axit folic, kali và mangan.

Cải bắp

Bỏ những lá bên ngoài giúp giảm bụi bẩn, vi khuẩn và thuốc trừ sâu. Tránh mua cải bắp đã cắt sẵn vì chúng bị mất bớt vitamin C.

Chuối

Dù có lớp vỏ không ăn được nhưng bạn cũng nên rửa sạch chuối trước khi ăn.

Kiwi

Loại quả có vị chua ngọt này rất giàu vitamin C và K, một quả vừa chứa khoảng 46calo

Xoài

Loài trái nhiệt đời rất phổ biến này chứa khoảng 135calo mỗi trái.

Dứa

Nên dùng bàn chải để cọ rửa lớp vỏ trước khi cắt để chất bẩn không nhiễm sang phần ăn được.

Bắp ngọt

Khi lựa bắp, bạn nên chọn trái tươi với lớp vỏ xanh và xếp chặt. Bóc thử lớp vỏ để kiểm tra ở đầu cùi bắp xem những hạt bắp có đều không. Những hạt bắp ở đầu cùi nên nhỏ hơn, nếu chúng lớn thì trái bắp quá già.

Quả bơ

Bơ đứng đầu trong các loại trái giàu dinh dưỡng và vi chất.

Hành tây

Một củ hành chứa khoảng 44calo, nguyên tắc thưởng thức vẫn là loại bỏ lớp bên ngoài.

 
Theo Chi Giao
VNN/MedicineNet
Chia sẻ