Ăn bằng đũa có lợi sự phát triển của não

N.D,
Chia sẻ

Trên thế giới có cách để ăn cơm, trực tiếp lấy tay bốc chiếm 40%, dùng dao và dĩa chiếm 30%, còn 30% là ăn bằng đũa.

Đũa là một phát minh lớn của người Trung Quốc. Từ thời Ân Thương cách đây hơn 3000 năm đã bắt đầu biết dùng đũa.

Vậy đũa đã được phát minh trong bối cảnh như thế nào? Có người dự đoán, trong thời cổ xưa khi nướng thức ăn, tiện tay bẻ hai cành cây hoặc cành trúc để gắp ăn, như vậy vừa không bỏng, lại có thể thưởng thức món ăn thơm ngon nóng sốt, vì vậy đã chuyển biến thành đũa. Kết cấu của đôi đũa hết sức đơn giản.

 
Về hình dáng, là hai que nhỏ, đũa của Trung Quốc trên to dưới nhỏ, trên vuông dưới tròn, tạo hình như vậy có ưu điểm là gấp rất tiện, không bị trơn, khi để trên bàn cũng không bị lăn đi lăn lại, đầu đũa tròn khi gắp thức ăn cho miệng cũng không bị xước môi.
 
Sau khi đũa được truyền vào Nhật bản, người Nhật lại làm thành đũa vuông, là vì người Nhật hay ăn đồ tươi sống, như các sống v,v, thì loại đũa này sẽ tiện hơn.
 
Đũa dùng một lần kiểu Nhật
 
Đũa tuy rất đơn giản, nhưng về nguyên liệu để làm đũa và điêu khắc, trang trí đũa thì người Trung Quốc làm rất cầu kỳ. Từ hơn 2000 năm về trước đã có đũa ngà và đũa mạ đồng. 6-7 thế kỷ trở lại đây, trong cung đình, quan phủ và những gia đình giàu có đã dùng đũa bằng vàng, bạc, lấy ngọc, san hô điêu khắc đũa v,v. Những loại đũa cầu kỳ còn bịt đầu bằng bặc để thử thức ăn có thuốc độc hay không, nếu như có thuốc độc, thì bạc lập tức biến thành màu đen hoặc màu xanh.

Đũa trong dân gian đóng một trò rất quan trọng. Có một số nơi khi cô gái về nhà chồng, trong của hồi môn nhất định phải chuẩn bị cho đôi vợ chồng trẻ hai cái bát và hai đôi đũa, rồi lấy dây đỏ buộc vào nhau, gọi là “bát con cháu”, đây không những là tỏ ý từ nay hai vợ chồng trẻ sẽ sinh sống bên nhau, mà từ “đũa” đồng âm với tư “nhanh” với ngụ ý là chúc hai vợ chồng “sớm ngày sinh con đẻ cái”.
 
Ở nông thôn miền Bắc Trung Quốc còn có một tập tục là, khi bạn bè đến vui đùa trong phòng cô dâu chú rể trong đêm tân hôn, bạn bè và người thân từ ngoài cửa sổ ném đũa vào với ngụ ý là may mắn, như ý, sớm có con. Không nên coi thường đôi đũa chỉ là chiếc que nhỏ, nhưng muốn cầm hai chiếc que nhỏ này cho vững cũng phải biết cách cầm.
 
Có chuyên gia Y học cho rằng, dùng đũa có thể họat động hơn 30 khớp xương và hơn 50 cơ bắp trong cơ thể con người, có lợi cho sự linh hoạt của tay và sự phát triển của bộ não. TQ là quê hương của đũa, thế nhưng “viện bảo tàng đũa” đầu tiên trên thế giới nghe nói là ở Đức. Viện bảo tàng này triển lãm hơn 10 nghìn đôi đũa làm bằng những nguyên liệu khác nhau như: vàng, bạc, ngọc, xương v,v, thu tập từ các nước và khu vực khác nhau, ở trong từng thời kỳ khác nhau, thật là đẹp mắt.
 
 
Không chộp, giằng đũa khi ngồi trong bàn ăn. Cầm đũa từ tốn, giữ một chiếc đũa giữa ngón tay giữa và tay trỏ, chiếc đũa kia kẹp giữa ngón út và ngón nhẫn, ngón cái kẹp lấy đôi đũa gọn trong lòng bàn tau và đóng vai trò điều khiển toàn bộ.
 
Không dùng đũa xiên trực tiếp vào thức ăn, không dùng đầu đũa chọc, đảo tìm thức ăn trong đĩa. Không dùng đũa đẩy và di chuyển các đồ vật, bát đĩa trên bàn ăn.
Bạn cũng đừng cắn đũa hay liếm đũa khi ngồi ăn, đặc biệt đừng bao giờ dùng đũa "mò" tìm miếng thức ăn trong bát canh hay bát súp.
 
Đũa kim loại của người Hàn Quốc
Đũa có vòng vân chống trơn
 
N.D
Chia sẻ