7 chiêu giúp bạn yên tâm ăn uống

,
Chia sẻ

Những nguyên liệu hóa học đang tấn công vào nhiều loại thực phẩm hàng ngày của chúng ta: chất melamin có trong sữa, hóc-môn trong thịt gà... Làm thế nào để có được những bữa "cơm lành, canh ngọt"?

Rất nhiều người trong giới y học nhấn mạnh, chỉ cần không ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa nhiều hóa chất thì hầu như sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ như gần đây câu chuyện nóng hổi về melamin, Trung tâm an toàn thực phẩm chỉ ra một người trưởng thành nặng 60kg, một ngày có thể uống trên 15 cốc sữa (3,8kg) có hàm chứa melamin mới vượt qúa tiêu chuẩn. Các bạn nghĩ rằng khó mà uống được 15 cốc sữa mỗi ngày? Bạn đừng quên ngoài việc uống sữa trực tiếp melamin còn có trong các thực phẩm khác.
Chỉ cần bữa sáng bạn ăn trứng ốp, bánh mì bơ cộng thêm một ly trà sữa, giờ nghỉ giải lao uống một tách café, ăn một chiếc bánh ngọt thì liều lượng của nó đã tương đương với bạn uống 5 cốc sữa, rồi còn xúp kem hay trứng hấp trong bữa trưa hợc tối. Liệu những thành phần hóa học này có tích luỹ trong cơ thể bạn? Điều này khiến chúng ta "ăn mà không yên tâm". Tuy chúng ta không giám sát và khống chế được nhà sản xuất thực phẩm nhưng có thể giảm những mối nguy hiểm trong ăn uống. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn bảy "chiêu" hữu hiệu để bạn tham khảo.

Chiêu 1. Bạn hãy đeo "nhãn thức"

Nếu bạn không muốn làm một người tiêu dùng sáng suốt thì phải nâng cao kiến thức mua sắm. Bước vào chợ, bạn không nên lựa chọn ngay những mặt hàng thường xuyên ăn theo thói quen, hay chỉ mua sản phẩm có thương hiệu, và cũng có thể vì chuyện giá cả mà thay đổi nhà sản xuất hay thành phần. Tốt nhất, trước khi mua bất cứ món gì, bạn cũng cần phải đọc thông tin kỹ lưỡng, nên tìm hiểu qua về thành phần của sản phẩm, nhà sản xuất, nhà đóng gói và nguồn nguyên liệu.







(Ảnh minh họa)

Chiêu 2. Thực phẩm hữu cơ giảm thiểu nguy hiểm tiềm tàng

Trong qúa trình sản xuất thực phẩm hữu cơ không đòi hỏi sử dụng các chất hóa học như thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều chất hữu cơ - là cách an toàn hơn cả. Thực phẩm hữu cơ cần thông qua kiểm tra khắt khe mới được cấp giấy chứng nhận, nhưng không có không ít nhà sản xuất gian lận về lượng chất cho phép để tăng lượng khách hàng, và đã "treo đầu dê bán thịt chó", tuỳ tiện in trên bao bì sản phẩm của mình là sản phẩm hữu cơ. Vì vậy, để chắc chắn sản phẩm bạn mua có phải là thực phẩm hữu cơ không, cách đơn giản nhất là đề nghị nhà sản xuất cung cấp giấy chứng nhận "sản phẩm hữu cơ".

- IFORM: Hiệp hội Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu, hiện tổ chức này là tổ chức uy tín nhất trên thế giới.

- USDA:Chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

- BIO EU: Cục chứng nhận hữu cơ các nước châu Âu, là tổ chức chung cho các nước châu Âu.

- JAS: Tổ chức Tiêu chuẩn nông nghiệp của Nhật Bản, hoạt động chứng nhận theo quy định quốc tế, hoàn toàn có quyền cung cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất hữu cơ.

Bộ mặt thật của "thích khách" mang tên thực phẩm.

Sự kiện melamin gây tranh cãi ầm ĩ, nhưng bạn có biết ngoài melamin, bạn đã ăn bao nhiêu hóa chất vào trong dạ dày? Vậy chúng ta hãy lập tức lột trần bộ mặt thật của tên "thích khách" đã xâm hại vào cơ thể của mọi người.

- Melamin

Nếu cho melamin vào sữa thì có thể làm xuất hiện hiện tượng giả hàm lượng protein tăng. Melamin chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiết niệu của cơ thể, có thể gây ra bệnh sỏi thận, đi tiểu ra máu, đi tiểu khó, trước mắt chưa có chứng minh nào cho thấy chất này sẽ gây ra ung thư. Trung tâm An toàn thực phẩm Hong Kong quy định hàm lượng melamin trong sữa dành cho trẻ em, bà bầu - mỗi cân thực phẩm không vượt quá 1 miligam, còn các loại thực phẩm khác không được vượt quá 1,5 miligam cho mỗi cân.

- Sudan

Sudan là một hóa chất được con người dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ trong công nghiệp, nó được gọi là Hóa chất số 4. Các cơ quan nghiên cứu ung thư trên thế giới đã liệt kê sudan là một trong ba chất gây ung thư. Vào năm 1995 các nước châu Âu đã nghiêm cấm cho chất này vào trong thực phẩm để tăng màu sắc, nhưng những nước như Ấn Độ, Trung Quốc vẫn cho chúng vào các loại thực phẩm như tương ớt, trứng gà... để tăng phần tươi mới cho thực phẩm. Điều luật hành chính và vệ sinh cộng đồng của Hong Kong nêu rõ: Không được cho sudan vào trong thực phẩm.

- Clenbuterol

Là một trong những loại thuốc chữa bệnh hen nhưng được hòa cùng chất protein để làm thức ăn tăng trưởng thịt nạc cho lợn. Clenbuterol chủ yếu lắng đọng trong nội tạng của lợn như gan, phổi. Nếu bạn ăn chất này vào sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, chân tay bải hoải, huyết áp tăng cao. Hong Kong và các quốc gia khác đã nghiêm cấm sử dụng chất này trong thức ăn động vật và gia súc.

- Lục malachit

Là một trong những thực phẩm nhuộm được sử dụng trong công nghiệp, nó chữa trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi trùng và ký sinh trùng trong cá và các động vật sống dưới nước. Thêm vào đó, nó có giá thành thấp nên được các hộ ngư dân dùng phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản như nuôi lươn, cá song... Khi ăn thực phẩm có chứa chất malachit sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh về nội tạng, tuyến giáp bất thường, ung thư gan. Căn cứ theo tiêu chuẩn các nước châu Âu, hàm lượng malachit có trong các loại các không vượt qúa 1 phần tỷ gam (1PPB).
Chiêu 3. Ăn uống đa dạng để phân tán sự nguy hiểm

Ăn uống đã dạng hóa luôn được hưởng ứng vì đảm bảo cho cơ thể hấp thụ nhiều loại dinh dưỡng khác nhau, đồng thời còn phân tán các nguy hiểm tiềm tàng ăn phải thực phẩm có thành phần hóa học vượt quá tiêu chuẩn.

Phương pháp đa dạng hóa bao gồm không ăn thực phẩm có cùng nguyên liệu chế biến. Ví dụ: Bữa sáng không nên ăn bánh mì trứng và trà sữa mà nên chuyển thành bánh mì ống với giăm-bông và trà chanh. Nếu đã ăn bánh mì thì càng không nên ăn bánh ngọt hoặc bánh qui, đã ăn thịt gà thì không nên ăn thịt lợn. Đây không những là cách giảm thiểu nguy hiểm trong ăn uống mà còn là cách thích hợp cho việc chăm sóc bản thân.

Chiêu 4. Rửa sạch thuốc trừ sâu cho rau quả

Người nông dân đã xịt rất nhiều lần thuốc tăng trưởng trong quá trình trồng trọt rau quả. Họ cũng dùng một lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân đạm. Bạn hãy lấy sức khỏe làm trọng. Trước khi nấu nướng, nên ngâm rửa rau quả ít nhất nửa tiếng đồng hồ, phải rửa thật sạch trước khi chế biến. Thuốc trừ sâu trong rau xanh thường có nhiều ở phần lá. Nếu bạn nhặt bỏ phần lá thì lượng thuốc sâu vào bụng sẽ càng ít đi. Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm được sản xuất từ thành phần thiên nhiên chuyên dùng để rửa rau quả, có chức năng khử trùng tốt nên có thể sử dụng với lượng vừa phải.

Tự nấu ăn ở nhà, bạn có thể lựa chọn và biết rõ nguyên liệu

Chiêu 5. Ăn cơm nhà là an toàn nhất

Khi nấu ăn ở nhà, bạn có thể lựa chọn và biết rõ nguyên liệu. Còn nếu thường xuyên ăn ở ngoài sẽ không biết đã cho vào bụng những gì, được sản xuất ở đâu, chất lượng ra sao. Rất nhiều cửa hàng bán thức ăn không tuân thủ đúng những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì lợi ích kinh doanh, nhiều nơi còn sử dụng những nguyên liệu giá thành thấp mà trông bề ngoài chất lượng vẫn còn tươi mới.

Đối với những người ăn ở ngoài cả ba bữa/ngày, rõ ràng là tự sát từ từ. Hãy nghĩ đến sức khỏe của bạn mà giảm thiểu những bữa ăn ở ngoài.

Chiêu 6. Chú ý nguồn nước bạn uống

Uống nhiều nước có tác dụng bài trừ độc tố. Bởi vậy, không ít y bác sỹ khuyên bạn nên uống nhiều nước. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng mình đã từng uống vào bụng loại nước chứa chất gây ung thư? Uống nước chưa chắc đã bài trừ được chất độc. Nguồn nước của các thành phố đều dùng chất clo để khử trùng, mà chất này vốn không tốt cho sức khỏe. Chỉ nên uống nước đun sôi, vì nước đun sôi không những diệt khuẩn mà còn làm bốc hơi clo. Nhưng đáng tiếc, là bỏ khi đun sôi nưởc nhiệt độ cao thì lại tạo ra chất trihalometan (THMs), một hóa chất cũng gây ung thư.

Bạn uống nước mà không phải lo lắng gì, tốt nhất là mua một cái máy lọc nước loại tốt.

Bạn có thể uống nước mà không cần phải đun sôi. Nếu bất đắc dĩ bạn phải đun nước để uống thì chỉ cần nước vừa bắt đầu sôi, tắt lửa liền. Tuyệt đối không đun lại nước khi đã để nguội, bởi vì nước đun sôi càng lâu thì chất trihalometan càng nhiều. Và bạn cành không nên uống nước được đun trong ấm điện, bởi vì ấm nước điện phải duy trì nước ở một nhiệt độ nhất định nên nước trong ấm vừa nguội, nó đã tự động đun sôi lại. Nếu bạn thường xuyên uống nước được đun đi, đun lại kiểu này sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Chiêu 7. Hạn chế ăn cánh gà hoặc nội tạng

Các hộ nông dân luôn dùng thuốc tăng trưởng trong chăn nuôi. Những chất này thường xuyên còn lưu lại trong nội tạng của con vật. Chúng càng dễ lắng đọng ở một bộ phận nhất định. Ví dụ như thuốc tăng trọng sẽ lắng lại trong tim, gan và thận của lợn, chất tăng trưởng sẽ tích lũy ở cánh gà. Bởi vậy, bạn muốn ăn thịt mà không phải lo lắng thấp thỏm thì chỉ có cách duy nhất là hạn chế ăn những bộ phận này của động vật.
 
 
Theo Đẹp
Chia sẻ