Ăn kiêng khi mắc sỏi mật có làm bệnh nặng thêm không: Câu trả lời của bác sĩ sẽ khiến bạn giật mình

Minh Võ,
Chia sẻ

Chế độ ăn uống vẫn luôn là mối bận tâm hàng đầu của rất nhiều bệnh, trong đó không thể bỏ qua sỏi mật – một căn bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Vừa qua, bác sĩ Ellie Cannon (Anh) đã chia sẻ câu chuyện trên trang DailyMail rằng, một phụ nữ 66 tuổi viết thư tâm sự cho bà về việc muốn giảm cân nhưng hiện tại đang mắc bệnh sỏi mật. Cô đã đọc rất nhiều tài liệu nói rằng ăn kiêng khi mắc sỏi mật sẽ chỉ làm bệnh trầm trọng thêm. Trước mớ bòng bong không lời giải đáp này, cô đã mạo muội viết thư cho bác sĩ Ellie để xin sự tư vấn cặn kẽ nhất.

Ăn kiêng khi mắc sỏi mật có làm bệnh nặng thêm không: Câu trả lời của bác sĩ sẽ khiến bạn giật mình - Ảnh 1.

Bác sĩ Ellie Cannon là một giáo sư rất nổi tiếng và cũng là tác giả của nhiều đầu sách best-seller trong lĩnh vực y tế.

Để trả lời cho câu hỏi của bệnh nhân nọ, bác sĩ Ellie đã phát biểu đúng một câu duy nhất sau đó: "Đối với những người bị sỏi mật thì bất kỳ chế độ ăn kiêng nào – dù ít hay nhiều, đều làm tăng nguy cơ rủi ro làm bệnh nặng thêm".

Theo bác sĩ giải thích, bởi béo phì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sỏi mật nên rất nhiều người cứ muốn giảm cân thật nhanh để hết bệnh. Thế nhưng họ không biết rằng, việc nhịn ăn lẫn giảm cân đột ngột sẽ làm cho sự phát triển của sỏi mật trở nên tệ hơn mà thôi. Không những vậy, mất lượng lớn calo cần thiết hàng ngày cũng khiến sức đề kháng bạn đi xuống trong khi cơ thể đang yếu vì sỏi mật.

Điều trị sỏi mật đúng cách

Hiện tại, bác sĩ Ellie rất lo lắng trước tình hình người bệnh đang hiểu sai về quá trình điều trị sỏi mật. Thế nên bác sĩ khuyên rằng, cần phải hiểu rõ bản chất của bệnh lẫn việc ăn kiêng nhằm chữa dứt điểm sỏi mật. Tốt nhất chỉ cần giảm khoảng 3lb mỗi tuần (bằng 1.36kg), tránh các chế độ giảm cân cấp tốc như phẫu thuật hút mỡ hay ăn kiêng không có chất dinh dưỡng.

Ăn kiêng khi mắc sỏi mật có làm bệnh nặng thêm không: Câu trả lời của bác sĩ sẽ khiến bạn giật mình - Ảnh 2.

Về chế độ ăn uống, bác sĩ Ellie đề xuất một chế độ ăn ít béo với nhiều trái cây và rau quả nhưng lại ít carbonhydrate tinh chế như cơm hoặc mì. Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn kiêng này có thể điều trị và ngăn chặn 1/3 triệu chứng từ bệnh sỏi mật. Kết hợp với tập thể dục 30 phút hàng ngày nữa sẽ giúp bạn giảm cân mà không phải gặp những biến chứng nguy hiểm.

Sỏi mật là gì và vì sao bị sỏi mật?

Sỏi mật hình thành là do sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật tạo thành bùn mật, sỏi mật và sạn sỏi. Sỏi mật có thể hình thành ở nhiều vị trí khác như trong hệ thống gan mật như: sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường mật trong gan (sỏi gan)....

Ăn kiêng khi mắc sỏi mật có làm bệnh nặng thêm không: Câu trả lời của bác sĩ sẽ khiến bạn giật mình - Ảnh 3.

Ít uống nước và béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh sỏi mật

Sỏi mật có 2 loại chính là:

- Sỏi sắc tố mật: Loại này khá hiếm gặp.

- Sỏi cholesterol: Đây là loại sỏi mật thường xuất hiện do người bệnh ăn quá nhiều cholesterol dẫn đến dư thừa hoặc mắc chứng béo phì.

Người bị sỏi mật nên tránh và nên ăn những thực phẩm nào?

Một chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết để hạn chế tác động gây gia tăng kích thước sỏi, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe khiến quá trình điều trị bệnh kéo dài hơn. Về cơ bản thì không có một quy tắc chung về chế độ ăn uống cho người mắc bệnh sỏi mật, nhưng bạn nên tránh và ăn những thực phẩm sau để đảm bảo sức khỏe nhé:

Cần tránh:

- Đường và tinh bột tinh chế: Những thực phẩm này đã mất đi các chất xơ cần thiết nên sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Nếu sử dụng quá nhiều thì nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, tiểu đường lại càng tăng mạnh hơn.

- Thực phẩm giàu cholesterol: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol không chỉ làm tăng kích thước sỏi túi mật mà còn gây ra những cơn đau vùng mạn sườn phải. Một số loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol cần hạn chế như lòng đỏ trứng, gan, tôm, bơ, phô mai que, thức ăn nhanh…

- Chất béo xấu: Mỡ động vật, sữa nguyên chất, phô mai, bơ… có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, từ đó làm tăng kích thước sỏi mật và kích hoạt cơn đau túi mật lẫn các triệu chứng sỏi mật.

- Thực phẩm gây kích ứng: Nếu bạn hạn chế ăn nhóm thực phẩm này, các triệu chứng sỏi mật sẽ giảm dần và cải thiện sức khỏe tổng quát. Có thể liệt kê một số thực phẩm như: sữa, gluten, sò, tôm, cua, đậu phộng…

Ăn kiêng khi mắc sỏi mật có làm bệnh nặng thêm không: Câu trả lời của bác sĩ sẽ khiến bạn giật mình - Ảnh 4.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn vừa giảm cân lại vừa tránh xa sỏi mật

Nên ăn:

- Chất đạm: Ưu tiên ăn các chất đạm và protein có nguồn gốc từ thực vật như đậu, giá đỗ hoặc cá thay vì sử dụng protein có trong thịt, trứng, sữa…

- Chất xơ: Người bệnh sỏi túi mật nên ăn từ 7 – 10 phần rau và trái cây mỗi ngày để phòng chứng táo bón, tiêu chảy và làm chậm hấp thu chất béo sau khi ăn.

- Chất béo tốt: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chất béo tốt với lượng vừa phải sẽ giúp duy trì sức khỏe túi mật, thường có trong dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ, hạt điều, hồ đào…

- Thực phẩm chứa lecithin: Lecithin là một thành phần quan trọng trong dịch mật và giúp phân hủy chất béo lẫn cholesterol. Bạn có thể tăng cường lecithin bằng cách bổ sung những thực phẩm họ đậu, kiều mạch, mầm lúa mì…

Theo DailyMail

Chia sẻ