Ai cũng nghĩ đây là những thói quen tốt nhưng thực tế thì có hại nhiều hơn lợi

Newben,
Chia sẻ

Có nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen mà chúng ta vẫn mặc định là tốt thật ra thì có hại nhiều hơn. Đó là những thói quen nào?

Trong cuộc sống, có những thói quen, quan niệm vẫn được truyền tai nhau là thói quen có lợi. Thế nhưng, có nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen mà chúng ta vẫn mặc định là tốt thật ra thì có hại nhiều hơn. Đó là những thói quen nào?

Nhìn trực tiếp vào mắt đối phương

Ai cũng nghĩ đây là những thói quen tốt nhưng thực tế thì có hại nhiều hơn lợi - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Chúng ta đã được dạy rằng nhìn vào mắt đối phương là một cách bày tỏ sự chân thành nhưng nếu bạn đang cố thuyết phục người bạn nào đó thử nhảy dù hay điều gì đó, hãy tránh ánh mắt này. Trong một nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ theo dõi mắt và phát hiện rằng một người ít bị ảnh hưởng bởi người hay sử dụng ánh mắt khi giao tiếp (eye-contact). Và giao tiếp bằng mắt chỉ thực sự hiệu quả khi người nghe đã hoàn toàn đồng tình với người nói.

Frances Chen - tác giả của cuộc nghiên cứu, đồng thời là Trợ lý Giáo sư Tâm lý ở Đại học British Columbia - phát biểu: “Giao tiếp bằng mắt là dấu hiệu của rất nhiều thông điệp, từ thu hút đến hiếu thắng hay đe dọa ai đó”. Trong vài tình huống thân thiện, giao tiếp bằng mắt có thể kết nối mọi người. Nhưng trong những khoảnh khắc tranh luận, nó có thể được liên kết với khao khát thống trị.

Chụp ảnh quá nhiều

Ai cũng nghĩ đây là những thói quen tốt nhưng thực tế thì có hại nhiều hơn lợi - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Chúng ta vẫn hay nghĩ rằng chụp ảnh là một cách hay để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống. Thế nhưng, theo nghiên cứu của Đại học Fairfield ở Connecticut phát hiện được, chụp ảnh có thể lưu giữ khoảnh khắc một cách đầy đủ nhưng sẽ giảm ký ức của bạn về một việc nào đó.

Trong nghiên cứu, những người trong một viện bảo tàng đã được yêu cầu ghi chú lại một số vật thể, bằng cách chụp ảnh hoặc quan sát. Ngay hôm sau, những người chụp ảnh ít có thể nhận ra những tác phẩm nghệ thuật mà họ đã được giao quan sát và có ít trí nhớ hơn về tác phẩm đó. “Nó giống như khi chúng ta bấm vào nút chụp ảnh, chúng ta nghĩ là xong rồi, đến thứ khác thôi… và không tham gia vào quá trình tạo trí nhớ”, Linda Henkel - người đứng đầu cuộc nghiên cứu, Giáo sư Tâm lý của trường Đại học FairField - cho biết.

Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh

Ai cũng nghĩ đây là những thói quen tốt nhưng thực tế thì có hại nhiều hơn lợi - Ảnh 3.

(Ảnh: Internet)

Một cuộc phân tích dựa cho thấy rằng suy nghĩ quá nhiều về việc ăn gì sẽ làm suy yếu mục tiêu của bạn. Jessie de Witt Huberts - tác giả cuộc nghiên cứu, đồng thời là nhà nghiên cứu tâm lý học trường Utrecht ở Netherlands - cho biết, càng xem xét các lựa chọn, càng dễ dàng đưa ra những lý do vì sao chúng ta đáng để tránh xa kế hoạch đã đề ra.

Cô nói: “Nói đến thức ăn và thể dục, ý định tốt đẹp của con người cho tương lai dường như ảnh hưởng bất lợi đến hành vi ăn uống của họ ở hiện tại. Mọi người thường sẽ ăn những gói snack không dinh dưỡng nếu họ có ý định đến phòng gym trong ngày hôm đó”. Do đó, để mang đến kết quả tốt nhất, hãy theo sát với một thói quen dễ dàng phù hợp với cuộc sống của bạn, như ăn cùng một món dinh dưỡng mỗi ngày, đi bộ từ nhà đến nơi làm, gắn bó với nó với ít thay đổi nhất có thể.

Chỉ quan tâm đến hiện tại

Lẽ phải thông thường ở đời, người ta vẫn nói bạn đừng quá quan tâm đến quá khứ, nhưng một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Southampton gần đây lại phát hiện ra rằng cảm giác hoài cổ và nhớ lại những sự kiện đã xảy ra trước đây có thể làm tăng sự lạc quan trong tương lai.

Ai cũng nghĩ đây là những thói quen tốt nhưng thực tế thì có hại nhiều hơn lợi - Ảnh 4.

Cảm giác hoài cổ và nhớ lại những sự kiện đã xảy ra trước đây có thể làm tăng sự lạc quan trong tương lai. (Ảnh: Internet)

Làm thế nào quá khứ và tương lai lại liên quan đến tâm trí của chúng ta? Các kí ức hoài cổ sẽ khiến bạn cảm thấy kết nối hơn với những người khác, tác giả cuộc nghiên cứu Wing-Yee Cheung giải thích. “Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi phát hiện rằng cảm giác hoài cổ đã thúc đẩy sự gắn kết xã hội, nâng cao sự tự tin và sau đó gia tăng sự lạc quan trong bạn”, Wing-Wee Cheung chia sẻ. Nói cách khác, khi bạn nhớ đến cảm giác được nắm tay người mình thầm thương trộm nhớ khi còn đi học, bạn sẽ cảm thấy ký ức ngày xưa thật tuyệt, thấy bản thân mình ở hiện tại tốt hơn và sau đó hy vọng hơn vào tương lai.

(Nguồn: RD)

Chia sẻ