8 dấu hiệu bất thường khi ngủ cảnh báo những bệnh tiềm ẩn đang rình rập bạn

Huyền Nguyễn,
Chia sẻ

Giấc ngủ kém chất lượng cũng là một chỉ dấu hữu ích bởi nó giúp tiết lộ những vấn đề có thể dễ dàng chữa khỏi ẩn sau những giây phút trằn trọc của bạn.

Bạn đã sẵn sàng cho một buổi tối tuyệt vời. Mọi điều kiện đều hoàn toàn thuận lợi. Bạn có một căn phòng dễ chịu, chăn ấm đệm êm, chiếc gối vừa vặn ôm đỡ đầu và cổ khi ngủ, chưa kể tới tấm rèm che mọi ánh sáng ảnh hưởng tới giấc nồng của bạn. Nhưng, một lần nữa, bạn lại trằn trọc xoay trở mình. Bạn thao thức vào lúc khuya muộn và mệt mỏi vào sáng hôm sau. Giấc ngủ kém chất lượng khiến bạn khó chịu, bứt rứt, dễ cáu giận và không thể tập trung. Nó cũng làm tổn hại hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm virus, bệnh tim, bệnh ung thư cho bạn.

rối loạn giấc ngủ

Carl Bazil, giám đốc khoa Ngủ và Động kinh tại trường y của Đại học Columbia, cho biết: “Chất lượng giấc ngủ được cải thiện qua việc tập luyện và dinh dưỡng theo lối sống lành mạnh. Giấc ngủ nên là mối bận tâm hàng đầu của bạn”.

Cũng phải nói thêm rằng, giấc ngủ kém chất lượng cũng là một chỉ dấu hữu ích bởi nó giúp tiết lộ những vấn đề có thể dễ dàng chữa khỏi ẩn sau những giây phút trằn trọc của bạn.

1. Triệu chứng: Nếu bạn không đặt chuông báo thức, bạn sẽ ngủ liền mạch 14 tiếng liền

Nó có thể là: Tuyến giáp hoạt động thiếu hiệu quả hoặc do một căn bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.

Phần lớn mọi người cần giấc ngủ dài 7-9 tiếng để cảm thấy khoẻ khoắn trở lại. Andrew Varga, đến từ khoa Phổi, chăm sóc đặc biệt và trị liệu giấc ngủ thuộc Trung tâm Y tế Langone, Đại học New York, cho biết: “Bạn nên cảm thấy lo lắng nếu ngủ hơn 10 tiếng ngày này qua ngày khác”. Một nguyên nhân khả dĩ là tình trạng suy giáp (hypothyroidism) – căn bệnh ảnh hưởng chủ yếu tới phụ nữ trên 60 tuổi.

Tiến triển bệnh rất chậm và âm thầm khiến bạn tăng cân, mệt mỏi và dễ gây hiểu nhầm là dấu hiệu của tuổi tác. Nhưng ngủ giá nhiều tiếng/ngày có thể cho thấy nhu cầu phải kiểm tra khả năng tuyến giáp trong việc điều hoà quá trình trao đổi chất. Ngủ quá nhiều cũng có thể là phản ứng của cơ thể đối với một căn bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nào đó. Trong trường hợp này, những giấc ngủ dài nên được rút ngắn lại.

2. Triệu chứng: Sáng nào thức dậy, bạn cũng thấy mệt mỏi

Nó có thể là: Hội chứng ngưng thở lúc ngủ (sleep-apne) hoặc trầm cảm.

Nếu bạn có thể ngủ đủ số giờ cần thiết nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ khi tỉnh giấc, có thể bạn bị chứng ngưng thở lúc ngủ. Đây là rắc rối với việc hít thở trong khi ngủ. Có khoảng 30 triệu người Mỹ bị hội chứng này (chưa tính tới những người không được chẩn đoán hoặc mọi ông chồng/bà vợ bị đánh thức vì tiếng ngáy). Hội chứng ngưng thở lúc ngủ làm phiền các chu kỳ ngủ của bạn, liên tục làm ngắt quãng chúng nhưng bạn sẽ không nhớ nổi chuyện đó.

JohnWinkelman, nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, lý giải: “Một người có thể tỉnh giấc hàng trăm lần trong đêm, nhưng họ nghĩ họ chỉ thức giấc 1-2 lần”. Nếu bạn nghĩ bạn bị ngưng thở lúc ngủ, thử nằm ngửa khi ngủ và xem bạn có cảm thấy dễ chịu hơn vào sáng hôm sau không. Nếu cách này không hiệu quả, hãy nói chuyện với bác sĩ. Ngưng thở lúc ngủ có liên quan tới một số kết quả không mong muốn cho sức khoẻ, bao gồm cả suy tim, nên rất cần được khắc phục sớm.

Một điều đáng lưu ý khác về tình trạng thường xuyên mệt mỏi khi tỉnh giấc: đó là trầm cảm - bạn song hành của các rắc rối liên quan tới giấc ngủ. Vì thế, nếu bạn thấy bơ phờ, mệt mỏi dù đã ngủ một đêm ngon lành, hãy xem đó có thể là chứng rối loạn tâm lý và cần đi gặp chuyên gia trị liệu ngay.

rối loạn giấc ngủ

3. Triệu chứng: Bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng bất kể thời điểm bạn đi ngủ là lúc nào

Nó có thể là: Rối loạn nhịp điệu thức ngủ.

Cảm giác thôi thúc ngủ-nghỉ là một phần của nhịp thức-ngủ. Nó tăng lên khi ngày trôi đi, cho tới khi chúng ta buồn ngủ và giảm bớt về đêm. Do đó, nếu bạn thức dậy trước khi mặt trời mọc và không thể ngủ lại, bạn có thể đơn giản là đã tiêu pha hết cảm giác thôi thúc ngủ-nghỉ kia. Không có vấn đề gì nghiêm trọng. 

Nhưng nếu bạn liên tục thức dậy quá sớm, bạn có thể bị rối loạn nhịp thức-ngủ được gọi là hội chứng pha ngủ sớm. Những người dậy sớm có lợi thế của họ nhưng lợi thế đó suy giảm đi khi bạn không còn tích cực tham gia đời sống xã hội nữa bởi vì bạn lên giường đi ngủ lúc người khác mới bắt đầu ngồi vào bàn ăn tối. Dùng melatonin và hạn chế tối đa ánh sáng nhân tạo khi thức giấc là biện pháp hiệu quả cho chứng rối loạn nhịp thức-ngủ.

4. Triệu chứng: Bạn không thể ngủ nếu không xem tivi đêm muộn

Nó có thể là: Tình trạng lo lắng.

Nếu bạn luôn ngủ gục khi đang xem chương trình truyền hình đêm khuya, tivi có thể chỉ là một phần trong chu trình buổi tối của bạn (dẫu sao cũng còn tốt hơn một chén rượu phải không?). Nhưng tivi cũng có thể làm bạn xao nhãng. Winkelman cho biết: “Một căn phòng tối và yên tĩnh có thể làm các vấn đề tâm lý biểu lộ rõ hơn. Tivi làm chệch hướng cảm xúc và bù đắp cho những lo lắng”. Một nguyên do khác cần lưu ý là: ánh sáng từ tivi làm tăng hormone stress của bạn. Do đó, các chuyên gia về giấc ngủ đều khuyên rằng, bạn nên tìm kiếm biện pháp giúp đi vào giấc ngủ dễ chịu và ít có hại hơn là xem tivi như thiền hoặc đọc sách.

 rối loạn giấc ngủ

5. Triệu chứng: Bạn tỉnh giấc và không tài nào ngủ lại nổi

Nó có thể là: Hội chứng chồn chân (chân không yên – restless leg syndrome).

Nếu bạn cần duỗi tay duỗi chân thoải mái trước khi lên giường, rồi sau đó, vào giữa đêm, bạn đá vào người chồng/vợ bạn hoặc bị cảm giác thôi thúc phải dậy và di chuyển, bạn có thể mắc hội chứng rối loạn thần kinh có tên Hội chứng chồn chân. Winkelman giải thích: “Đó là cảm giác khó chịu, bứt rứt ở chân, chỉ có thể được xoa dịu tạm thời nhờ các chuyển động”. 

Hội chứng này bắt nguồn từ sự bất thường của dopamine - một hoạt chất trong não liên quan tới kiểm soát vận động và tế bào thần kinh. Nó thường bắt đầu từ đầu giờ tối và lên tới đỉnh điểm vào giữa đêm, khiến bạn choàng tỉnh giấc. Giống như hội chứng ngưng thở lúc ngủ, hội chứng chồn chân làm tăng nguy cơ bị suy tim và đột quỵ. Tin tốt là bệnh này có thể dễ dàng được khám và phát hiện ra cũng như kiểm soát bằng các loại thuốc kê đơn.

6. Triệu chứng: Bạn vừa ngủ vừa xơi hết 3 bánh sandwich kẹp giăm bông và 1 cái bánh ngọt cỡ lớn

Nó có thể là: Hội chứng rối loạn hành vi giấc ngủ giai đoạn ngủ sâu (parasomnia) và ngủ mơ REM.

Erik St. Louis, bác sĩ về giấc ngủ tại Mayo clinic, mới đây điều trị một bệnh nhân từng rải thạch lên máy tính bảng của mình rồi bỏ vào trong tủ lạnh. Những người mộng du có thể chế biến một món ăn nhẹ, lang thang ra ngoài đi dạo, sau đó trở lại giường ngủ mà không hề hay biết họ vừa làm gì. Một số người bị rối loạn giấc ngủ tới mức đáng sợ hơn: họ lái xe trên đường khi ngủ.

Nguy cơ lớn nhất là hội chứng rối loạn giấc ngủ giai đoạn ngủ mơ (REM). Đây là rắc rối về thần kinh khi con người hiện thực hoá những gì họ mơ thấy bởi vì não họ không thể dừng vận động của các cơ. Điều này có thể dẫn tới một hành vi nguy hiểm – như nhảy qua cửa sổ chẳng hạn. Bác sĩ St. Louis cho biết: “Có sự kết hợp đa dạng giữa tâm lý, rối loạn tâm trạng và hành vi REM”. Ông cũng cảnh báo rằng, nhiều loại thuốc chống trầm cảm hiện được xem là nguyên nhân gây ra các bất thường trong giấc ngủ kể trên.

Mộng du thực sự cho thấy rắc rối lớn đang xảy ra với khả năng kiểm soát cơ của não. Nó thậm chí còn là dấu hiệu sớm cho thấy khả năng mắc bệnh Parkinson. Bất thường trong giấc ngủ giai đoạn ngủ sâu và ngủ mơ có thể được điều trị bằng melatonin hoặc thuốc Clonazepam có kê đơn.

7. Triệu chứng: Bạn đi vệ sinh. Không chỉ một lần

Nó có thể là: Bệnh tiểu đường.

Nếu bạn tỉnh giấc giữa đêm để đi tiểu nhiều hơn 1-2 lần/đêm, bạn có thể bị bệnh tiểu đường hoặc đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Tiểu tiện thường xuyên là hệ quả của đường huyết cao bởi vì thận phải làm việc quá thời gian nhằm hấp thụ và lọc đường thừa. Sau đó, thận lại phải nhận thêm lượng dịch tăng lên và tạo nhiều nước tiểu hơn để xử lý. Cũng có thể bạn đã uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng này tiếp diễn, hãy đi khám bác sĩ.

 rối loạn giấc ngủ

8. Triệu chứng: Bạn trở mình liên tục, tim đập nhanh

Nó có thể là: Tuyến giáp hoạt động quá mức.

Có thể bạn bị kích động vì trước đó đã xem một bộ phim kinh dị hay căng thẳng, lo lắng vì buổi họp ngày mai. Nhưng, nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, nhịp tim đập nhanh và cảm giác bứt rứt, khó chịu, bạn có thể đã bị cường giáp.

 (hyperthyroidism) khiến giấc ngủ bị làm phiền. Việc sản sinh thừa thãi hormone tuyến giáp gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình trao đổi chất và khiến bạn sụt cân nhanh chóng. Một nguyên nhân khác có thể là bệnh cường giáp tự miễn (hay còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Grave hay bệnh Parry). Đây là hội chứng rối loạn miễn dịch gây ra yếu cơ và rắc rối về giấc ngủ.

(Nguồn: Prevent)
Chia sẻ