7 trò chơi giúp nuôi dưỡng những đức tính tốt đẹp cho trẻ

Huyền Nguyễn,
Chia sẻ

Đây là những trò chơi giúp con rèn luyện sự kiên nhẫn, khích lệ tinh thần cố gắng đương đầu khó khăn, phát huy trí tưởng tượng...

Để nuôi dạy một con người mạnh mẽ, sẵn sàng cho cuộc sống trưởng thành sau này, điều cực kỳ quan trọng là trao cho trẻ càng nhiều sự quan tâm càng tốt.

Sự quan tâm ấy được cụ thể hoá bằng các trò chơi mà con có thể chơi cùng bạn hoặc với những đứa trẻ khác – chúng đều sẽ giúp con bạn hình thành và phát huy nhiều phẩm chất tốt đẹp.

1. Tôi không đồng ý với bạn

7 trò chơi giúp nuôi dưỡng những đức tính tốt đẹp cho trẻ - Ảnh 1.

Đây là trò chơi đặt câu hỏi về sở thích cá nhân của trẻ. Sẽ tốt hơn nếu con chơi trò này với bạn bè thay vì bố mẹ. Một bé sẽ hỏi, ví dụ "Cuốn sách nào cậu đọc mới đây?". Con bạn trả lời: "Vịt con xấu xí". Một bé khác bảo: "Cuốn ấy chán phèo". Và nhiệm vụ của con bạn là phải chứng minh tại sao "Vịt con xấu xí" lại rất hay và là một cuốn sách đáng đọc.

Tóm lại, có vô số câu hỏi có thể đặt ra. Bằng cách này, trẻ sẽ học cách bảo vệ quan điểm của mình và đưa ra lý do một cách tự tin.

2. Thổi bóng bay

7 trò chơi giúp nuôi dưỡng những đức tính tốt đẹp cho trẻ - Ảnh 2.

Đây là một trò chơi tuyệt vời để dạy trẻ về cách hít thở một cách phù hợp và thư giãn. Nó cũng giúp bạn hiểu con mình hơn.

Đưa cho trẻ một quả bóng bay, đề nghị trẻ thổi bóng lên, sau đó từ từ thả lại hơi vào miệng trẻ với điều kiện trẻ không được há miệng. Việc này như thể quả bóng đang thổi phồng trẻ lên. Tiếp đó lại chậm rãi thả hơi trong miệng ra.

Hãy đề nghị trẻ mô tả cảm giác khi nào trẻ chịu đựng được, khi nào trẻ không thể chịu đựng và muốn nổ tung như quả bóng bị thổi quá nhiều hơi vào trong vậy. Nhờ đó, bạn sẽ chỉ cho con thấy cách bình tĩnh trở lại trong những tình huống khó khăn và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Bạn sẽ có thể biết con đang quan tâm tới điều gì và giúp trẻ vượt qua thời điểm khó khăn của mình. Và tất nhiên, đây cũng là một bài tập rất tốt cho phổi.

3. Sáng tạo ra một câu chuyện

7 trò chơi giúp nuôi dưỡng những đức tính tốt đẹp cho trẻ - Ảnh 3.

Trò chơi này giúp phát huy trí tưởng tượng cực kỳ tốt. Trẻ sẽ được trao cho những từ không liên quan về mặt logic. Hãy đề nghị trẻ sáng tạo ra một câu chuyện. Ví dụ, rừng, bánh xe, trà, ô tô, sóng, mặt trăng, ghen tỵ, lông, trần nhà, tuyết.

Bạn sẽ ngạc nhiên vì mức độ phong phú trong trí tưởng tượng của con mình!

4. Thổi tắt một ngọn nến

7 trò chơi giúp nuôi dưỡng những đức tính tốt đẹp cho trẻ - Ảnh 4.

Trò chơi này cũng nhằm mục đích dạy trẻ cách hít thở sâu. Hít vào bằng mũi, làm căng phồng bụng lên rồi từ từ thở ra bằng miệng như đang thổi tắt một ngọn nến. Khi trẻ hiểu hướng dẫn của bạn, để trẻ ngồi lên một chiếc ghế cách 2m so với vị trí của ngọn nến trên bàn. Trẻ không thể đứng lên, đi lại gần hay thậm chí ngả người về phía trước để thổi tắt nến. Chúng phải cố gắng thổi nến từ khoảng cách 2m. Chỉ khi nào ngọn nến được thổi tắt thì nhiệm vụ của trẻ mới được hoàn thành.

5. Khen ngợi

Đây là một trò chơi theo nhóm khác. Trẻ ngồi thành vòng tròn và phải nói vài lời tốt đẹp với bạn ngồi cạnh mà không nhìn vào mắt bạn đó. Người bạn này đáp lại bằng lời cảm ơn và tiếp tục nói lời tốt đẹp với người ngồi cạnh kế tiếp.

Một số bé cảm thấy khó khăn khi phải nghĩ ra hoặc nói ra những lời khen ngợi – khi đó, bạn có thể trợ giúp bằng cách làm mẫu cho trẻ. Chúng có thể học được rất nhiều điều hay bởi khen ngợi cũng là cả một nghệ thuật.

6. Đoán xem chuyện gì đang xảy ra

Tìm một bức tranh hoặc một bức ảnh về một tình huống thực tế nào đó trong cuộc sống, như cảnh một người đang nhận bằng danh dự. Đề nghị trẻ đoán xem điều gì đang và sẽ xảy ra trong tình huống nào.

7 trò chơi giúp nuôi dưỡng những đức tính tốt đẹp cho trẻ - Ảnh 5.

Nhiệm vụ này giúp phát triển tính logic và trí tưởng tượng. Câu chuyện càng chi tiết bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Bạn sẽ có thể đặt những câu hỏi gợi ý để giúp trẻ xây dựng một câu chuyện mạch lạc.

7. Kể chuyện tiếp nối

Đây là trò chơi theo nhóm. Mọi người ngồi thành vòng tròn và bạn - chủ trò - bắt đầu câu chuyện với "Ngày xửa ngày xưa…". Đứa trẻ ngồi cạnh bạn sẽ tiếp tục câu chuyện và cứ thế, mỗi đứa trẻ kế tiếp thêm vào một câu. Khi đến lượt bạn, bạn có thể hướng cốt truyện vào những tình huống cụ thể và logic hơn. Bài tập này chắc chắn sẽ khiến trẻ thích thú và quan trọng nhất, giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng của mình.

Chia sẻ