5 sai lầm phổ biến khi cho con bú bình hầu như mẹ nào cũng mắc phải mà không hề nhận ra

Kim Vi,
Chia sẻ

Những hiểu lầm về việc cho con bú luôn được lan truyền giữa các bậc cha mẹ liệu có thực sự chính xác hay chỉ gây nhầm lẫn cho các bậc phụ huynh.

Đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ, thực sự có rất nhiều điều cần phải học. Việc tìm hiểu các kiến thức liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái thông qua sách báo, sự tư vấn của các chuyên gia đôi khi cũng làm cho các bậc cha mẹ bị rối loạn khi mà có quá nhiều thông tin khác nhau, và đôi khi nhiều thông tin không chính xác nhưng vẫn được lan truyền rộng rãi. Điều này đặc biệt đúng khi cho con bú bình - việc mà hầu hết các bậc cha mẹ đều tìm hiểu và áp dụng khi mà mới sinh con nhỏ.

Dưới đây là những quan niệm sai lệch mà bạn cần phải hiểu rõ về việc cho con bú bình:

1. Trẻ có thể sử dụng bất kỳ loại bình sữa nào

Thực ra thì không phải bình sữa nào dành cho trẻ nhỏ thì đều như nhau, do đó trẻ có thể không chịu uống sữa chỉ vì bình sữa không phù hợp. Nhiều bậc phụ huynh dần trở nên lo lắng khi mà con họ từ chối bú tất cả các loại bình sữa, điều này có thể dẫn đến việc các bà mẹ có nguy cơ bị suy nhược thần kinh khi đang cố gắng cho con bú bình để có thể quay trở lại làm việc.

Tuy nhiên, Katie Ferraro - chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, phó Giáo sư tại Đại học California (San Francisco, Mỹ) cho biết rằng nên dành một ít thời gian để trẻ có thể làm quen với cách ăn mới: "Đối với các bà mẹ sắp phải trở lại làm việc và không thể cho con bú mẹ và chuyển sang bú bình, hãy thử dành khoảng từ 2-4 tuần để thử nghiệm cho trẻ".

5 sai lầm phổ biến khi cho con bú bình hầu như mẹ nào cũng mắc phải mà không hề nhận ra - Ảnh 1.

Thực ra thì không phải bình sữa nào cũng giống nhau và nếu như bạn có ý định cho trẻ bú mẹ chuyển sang bú bình, hãy dành ít nhất khoảng 2-4 tuần để thực hiện điều đó (Ảnh minh họa)

2. Trẻ chỉ có thể sử dụng riêng biệt sữa mẹ hoặc sữa công thức

Thông thường, các bậc cha mẹ thường được tư vấn về việc cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức riêng. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều em bé vẫn được cho ăn cả hai loại cùng lúc, cả sữa mẹ và sữa công thức. Lợi ích của việc cho ăn hỗn hợp là trẻ sơ sinh vẫn nhận được những lợi ích có trong sữa mẹ, trong khi các bậc cha mẹ vẫn có thể đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ thông qua sữa công thức.

3. Vệ sinh bình sữa của trẻ thực sự rất tốn thời gian

Đối với các bậc cha mẹ đang tìm kiếm sự đơn giản và nhanh chóng trong cuộc sống thì việc vệ sinh, lau chùi bình sữa hàng ngày thực sự rất khó khăn. Nhưng thực ra, việc này không hề tốn nhiều thời gian và thậm chí nó còn đơn giản hơn so với đống bát đĩa mà bạn phải giải quyết vào mỗi buổi tối. Bạn có thể cho bình sữa của trẻ vào khay trên cùng của máy rửa chén để rửa như những dụng cụ bình thường. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo vệ sinh và tiệt trùng, bạn có thể sử dụng máy tiệt trùng hơi nước để có thể vệ sinh nhiều chai cùng lúc hơn hoặc có thể vệ sinh cả núm vú giả, cốc uống của trẻ...

5 sai lầm phổ biến khi cho con bú bình hầu như mẹ nào cũng mắc phải mà không hề nhận ra - Ảnh 2.

Việc vệ sinh bình sữa cho trẻ không tốn thời gian như bạn tưởng, chỉ cần vài phút là ta có thể vệ sinh và tiệt trùng bình cho trẻ (Ảnh minh họa)

4. Cho con bú bình gây đau bụng

Một trong những giả thuyết hàng đầu về nguyên nhân gây đau bụng là chứng khó tiêu, có thể là do bé đã hút quá nhiều khí trong khi bú bình. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng loại chai có hệ thống thông hơi giúp loại bỏ áp suất và bọt khí để tránh trẻ bị đầy hơi và đau bụng.

5. Trong năm đầu tiên, trẻ chỉ có thể bú bằng bình

5 sai lầm phổ biến khi cho con bú bình hầu như mẹ nào cũng mắc phải mà không hề nhận ra - Ảnh 3.

Khi trẻ đã có khả năng cầm nắm được vật dụng bạn có thể chuyển sang cho trẻ uống sữa bằng cốc (Ảnh minh họa)

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ hoàn toàn có thể sử dụng cốc để uống sữa. Tiến sĩ Ferraro giải thích rằng : "Mặc dù ở thời điểm này trẻ không cần bổ sung quá nhiều chất lỏng và nước, tuy nhiên đây lại là một cột mốc giúp thúc đẩy việc ăn uống độc lập và phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ".

Chia sẻ