33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn

Imacho,
Chia sẻ

Vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl là một trong những thảm họa kinh khủng nhất lịch sử thế giới hiện đại.

Ngày 26/4/1986, chuông báo động tại lò phản ứng số 4 của nhà máy hạt nhân Chernobyl ở thị trấn Pripyat, Ukraina vang lên mở màn cho thảm họa nổ hạt nhân kinh khủng nhất lịch sử thế giới hiện đại. Sự cố phát ra mức phóng xạ gấp 200 lần 2 quả bom được ném xuống Nagasaki và Hiroshima gây ra, khiến 31 người tử vong tại chỗ, 15 người chết gián tiếp và hàng nghìn người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Đến nay, nhiều loài động thực vật phát triển tại nơi đây vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mức phóng xạ cao gây ra. Thời điểm đó, chính phủ nước này đã yêu cầu mọi người ở Chernobyl và những khu vực lân cận nhanh chóng di tản đến nơi khác để tránh nguy hại đến tính mạng.

Không lâu sau đó, các lò phản ứng còn lại của nhà máy hạt nhân Chernobyl được mở lại hoạt động nhưng chỉ trong thời gian ngắn trước chính phủ tuyên bố đóng cửa nơi đây vĩnh viễn. Từ những năm 90, Chernobyl đã mở cửa chào đón khách du lịch. Trước khi tiến đến gần nhà máy, hay còn được gọi là khu vực cách ly, họ phải trải qua cuộc kiểm tra gắt gao để đảm bảo điều kiện sức khỏe cũng như giảm thiểu nguy cơ tính mạng bị đe dọa bởi phóng xạ. Bắt đầu từ năm 1994, nhiếp ảnh gia David McMillan đã thường xuyên lui tới khu vực nhà máy Chernobyl để thực hiện những bộ ảnh tư liệu về sự thay đổi của nơi đây trong suốt 33 năm qua.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 1.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 2.

So sánh 2 bức ảnh chụp lần lượt vào năm 1994 và năm 2017, mọi thứ vẫn chìm trong tĩnh lặng, sự sống nơi đây chỉ có động thực vật bị biến đổi vì phóng xạ.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 3.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 4.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 5.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 6.

Trong một vài bức ảnh, David cảm thấy đặc biệt yêu thích vì mọi thứ vẫn giữ được sắc màu vốn có sau khi trải qua thảm họa. Dù vậy, vẫn có một số khu vực để lại trong lòng ông nhiều nỗi xúc động bởi ông cảm nhận được sự tổn thương, mất mát của con người do thảm họa gây ra.

Nhà máy hạt nhân năm nào giờ đây đã trở thành đống đổ nát hoang tàn bởi thảm họa hơn 33 năm về trước.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 8.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 9.

33 năm sau khi thảm họa nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl đi qua bỏ lại thị trấn hoang vu vắng bóng người và những câu chuyện kể rùng rợn - Ảnh 10.

Hiện tại có khoảng 200 người sinh sống tại thị trấn Pripyat nhưng vì quá hoang vắng và hiếm khi mọi người lui tới nhà máy hạt nhân Chernobyl nên nơi đây bị gọi là "thành phố ma", thường được nhắc đến với những câu chuyện kể tâm linh rùng rợn. Nhiều người tin rằng họ đã từng nhìn thấy hồn ma của những công nhân xấu số lảng vảng xung quanh khu vực này, như thể đang kêu oan vì mất mạng oan uổng trong thảm họa. Năm 2012, các nhà làm phim người Nga đã thực hiện tác phẩm Chernobyl Diaries với nội dung xoay quanh Chernobyl và loạt chuyện kể ma ám nơi đây.

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ