Mẹ và bé
Mang thai và sinh con
Làm mẹ
Bệnh trẻ thường gặp
Chuyên gia
3 lo lắng cực kỳ khó nói trước giờ vượt cạn
Lam Anh,
Chia sẻ
Thích
Tiêu điểm
Hot mom
Trầm cảm sau sinh
Dạy con kiểu nhật
Người nổi tiếng dạy con
Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng
Mang thai
40 tuần thai kỳ
Tháng đầu tiên
Tháng thứ 2
Tháng thứ 3
Tháng thứ 4
Tháng thứ 5
Tháng thứ 6
Tháng thứ 7
Tháng thứ 8
Tháng thứ 9
Sức khỏe mẹ bầu
Siêu âm thai
Tâm lý bà bầu
Những điều nên làm
Những điều nên tránh
Rắc rối trong thai kỳ
Đau lưng
Chuột rút
Táo bón
Rạn da
Thể dục khi mang thai
Bài thể dục cho bà bầu
Lưu ý khi tập thể dục
Mẹ thông thái
Chăm con
0 đến 3 tháng tuổi
3 đến 6 tháng tuổi
6 đến 9 tháng tuổi
9 đến 12 tháng tuổi
1 tới 3 tuổi
3 tới 5 tuổi
Trên 5 tuổi
Ăn dặm
Chăm con bị ốm
Sai lầm chăm con
Tư vấn dinh dưỡng
Tăng chiều cao cho bé
Dạy con
Dạy con thông minh
Dạy con kiểu Nhật
Dạy con kiểu Pháp
Dạy con nên người
Chia sẻ kinh nghiệm
Sao Việt dạy con
Những sai lầm cần tránh
Dạy con trưởng thành
Video
Các cách chăm con
Kỹ năng cần dạy con
Video về mang thai
Góc hài hước
Ảnh đẹp của bé
Ảnh hài hước
Ngộ nghĩnh trẻ thơ
Video hài hước
Danh sách bác sĩ nhi
Địa chỉ khám thai
Xấu hổ vì phải "trần trụi" trước mặt bao nhiêu người hay lo lắng vì nghe đồn sẽ bị cạo sạch lông mu là một trong những lo lắng khiến mẹ bầu mất ăn mất ngủ.
5 điều mẹ bầu nào cũng sợ "xanh mặt"
Những ám ảnh kinh hoàng khiến bà bầu sợ… đẻ
Sợ phát khiếp khi nghĩ tới cái… bàn đẻ
Chỉ còn một tuần nữa thôi là tới ngày dự sinh, bạn sẽ được gặp thiên thần bé nhỏ sau hơn 9 tháng mong chờ. Nhưng đi cùng với niềm vui đó là những lo lắng thầm kín đến mất ăn mất ngủ của những bà bầu lần đầu đi đẻ. Đôi khi, chúng đúng là thật khó để nói ra...
1. Bị cạo sạch lông mu trước khi lên bàn đẻ
Có một tin mừng cho bạn rằng đây là điều không cần thiết. Trước đây việc cạo lông mu đúng là một thủ thuật thông dụng trước khi bước lên bàn đẻ bởi vì các bác sĩ cho rằng nó sẽ giúp cho việc sinh nở được sạch sẽ hơn.
Một nhà khoa học, bác sĩ Emily Gibson ở Đại học Washington (Mỹ) đã quyết định chấm dứt cuộc chiến “cạo lông vùng kín” vì nó có hại nhiều hơn lợi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
Bà Gibson cho biết: “Từ lâu các nhà phẫu thuật ghi nhận rằng, khi tiến hành ca mổ, việc cạo lông vùng kín thay vì làm giảm lại gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ".
Lông mu được cho là không gây ảnh hưởng xấu và cũng không phải là nguyên nhân gây nhiễm trùng
sau sinh
đáng kể, nên nếu bạn không thoải mái với việc này thì tin vui là nó cũng không cần thiết cho lắm.
2. Sợ bị rạch và khâu tầng sinh môn
Về chuyện đi đẻ, có đến hơn 50% chị em ám ảnh nhất với nỗi đau
rạch tầng sinh môn
. Còn những bà bầu đẻ lần đầu thì gần như 100% sợ nỗi đau này.
Nhiều mẹ đã trải qua việc này còn ví những cơn đau đó nặng nề gấp bội phần
đau đẻ
. Vì thế những mẹ sắp đẻ lần đầu càng nghe càng thấy sợ.
Mẹ bầu nào lần đầu đi đẻ cũng ám ảnh chuyện bị rạch và khâu tầng sinh môn. (Ảnh minh họa)
Vẫn biết rằng thủ thuật này nhằm giúp chị em có một ca sinh nở nhanh chóng và em bé chào đời dễ dàng hơn nhưng sau đó là cả chuỗi ngày dài chị em phải đau khổ chịu đựng sự đau đớn và đó là nỗi ám ảnh mà họ không dễ quên trong một sớm một chiều.
Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật đơn giản, phổ biến hỗ trợ sản phụ trong quá trình sinh nở. Theo thống kê, có tới 80% sản phụ sinh thường được can thiệp bằng thủ thuật này. Về cơ bản, rạch tầng sinh môn khá an toàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều sản phụ vẫn gặp phải những biến cố không mong muốn.
Theo ý kiến chuyên môn của các bác sỹ sản thì các mẹ tốt nhất là đẻ thường. Nhưng thật khó để không đụng dao kéo, không rạch chỗ nọ, khâu chỗ kia vì chị em tẩm bổ nhiều, lười vận động. Một số chị em cũng… lười rặn đẻ. Vì vậy, lời khuyên để giảm thiểu những nguy cơ các mẹ có thể gặp phải khi sinh nở là nên chăm chỉ vận động, có chế độ ăn uống cân bằng và tuân thủ những nguyên tắc của bác sĩ trong thai kỳ.
3. Muốn độn thổ vì ai cũng nhìn chằm chằm vào mình khi trần trụi
Trong một ca sinh nở sẽ có ít nhất 3 người bao gồm bác sĩ và y tá đỡ đẻ cho bạn. Nằm trên bàn đẻ, bạn sẽ trần trụi cả nửa người dưới để chuẩn bị cho việc sinh nở được dễ dàng. Trong quá trình chuyển dạ, các y tá sẽ liên tục thăm khám cửa mình của bạn để xem tử cung mở được bao nhiêu phân, đã sẵn sàng cho việc sinh nở hay chưa.
Trong phòng sinh không chỉ có bác sĩ và y tá mà còn có cả sinh viên thực tập. Nếu xấu hổ với họ thì còn lâu bạn mới đẻ được. (Ảnh minh họa)
Sẽ thật "may mắn" cho bạn nếu chỉ có bác sĩ và y tá. Nếu đúng hôm bạn sinh nở lại có đoàn sinh viên thực tập hoặc sinh viên chuyên tu thì ca sinh của bạn sẽ rất đông người. Họ không chỉ nhìn tận mắt tất cả những gì bạn muốn che kín mà họ còn thảo luận khá nhiều vấn đề trong lúc bạn đang sinh con.
Nghĩ đến điều này bạn sẽ không dám đẻ nữa ư? Đừng lo ngại. Bởi tất cả những người có mặt trong phòng sinh lúc bạn đang "trần trụi" đều là những người đã và sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Hàng ngày họ phải tiếp xúc với rất nhiều trường hợp như của bạn nên họ đã "quen mắt" rồi. Và điều quan trọng là họ ở đây để giúp cho bạn sinh con suôn sẻ và an toàn.
Vì vậy, hãy cất sự xấu hổ đi và nghe lời họ để công cuộc
vượt cạn
được suôn sẻ nhé!
Sợ bác sĩ chửi khi đi đẻ
cũng là một trong những nỗi ám ảnh của bà bầu.
Chia sẻ
Thích
Xấu hổ
Đi đẻ
Bầu bí
Bình luận
Đọc thêm
Bấm để xem thêm