3 cách đơn giản giúp bạn tự kiểm tra để tránh vướng nợ xấu vô cớ

KT,
Chia sẻ

Nhiều trường hợp khách hàng bị vướng nợ xấu vì nhiều nguyên nhân và chỉ đến khi làm thủ tục ngân hàng mới biết điều đó.

Chắc hẳn không một ai là chưa từng nghe đến từ nợ xấu nhất là những người đã từng vay vốn ngân hàng hay tổ chức tín dụng.

Thế nhưng có rất nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa về nợ xấu cho đến lúc chính bản thân bị ngân hàng hay tổ chức tín dụng từ chối cho vay thì mới biết mình đang bị vướng nợ xấu.

Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là từ đây về sau bạn sẽ không được tiếp tục vay vốn nữa.

Thực tế vẫn có cách giúp bạn xóa nợ xấu chỉ cần bạn hiểu rõ và nắm bắt được phương thức hoạt động của chúng thì bạn vẫn có thể tiếp tục vay vốn hoặc đáo hạn vay khi cần.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu là khoản nợ quá hạn thanh toán từ 91 ngày, tính từ ngày đến hạn thanh toán.
Các nguồn phát sinh nợ xấu phổ biến là chậm thanh toán thẻ tín dụng, mua trả góp không đóng tiền đúng hạn hoặc vay từ tổ chức tín dụng.
Mọi lịch sử nợ xấu sẽ được lưu trữ trên báo cáo tín dụng cá nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC), thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Do vậy, để kiểm tra liệu mình còn khoản nợ nào, hoặc có nguy cơ bị giả thông tin để vay nợ bạn có thể sử dụng tới 3 cách đơn giản sau:

Cách 1: Truy cập vào website của CIC tại địa chỉ cic.gov.vn để kiểm tra.

Truy cập luôn TẠI ĐÂY.

Khi truy cập vào trang web này, bạn sẽ phải đăng ký một tài khoản miễn phí và cung cấp thông tin gồm họ tên, ngày sinh, số điện thoại và giấy tờ cá nhân (chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân). Ngoài ra, bạn cũng phải tải lên 3 ảnh gồm hai mặt của giấy tờ và ảnh chân dung cá nhân đang cầm chứng minh để định danh.

Quá trình định danh sẽ mất vài ngày. Sau khi tài khoản đã được xác thực và kích hoạt, bạn có thể truy cập phần “khai thác báo cáo” trên trang web của CIC để biết thông tin về điểm tín dụng, kiểm tra xem mình có đang nợ xấu hay không.

3 cách đơn giản giúp bạn tự kiểm tra để tránh vướng nợ xấu vô cớ - Ảnh 3.

Để kiểm tra liệu mình còn khoản nợ nào hoặc có nguy cơ bị giả thông tin để vay nợ, có thể truy cập vào website của CIC tại địa chỉ cic.gov.vn để kiểm tra. Ảnh chụp màn hình.

Cách 2: Ngoài đăng ký trên trang web, người dùng cũng có thể tải ứng dụng CIC trên hệ điều hành iOS/Android.

Cách kiểm tra bằng CIC hiện không mất phí, nhưng sẽ phải chờ vài ngày để xác thực.

3 cách đơn giản giúp bạn tự kiểm tra để tránh vướng nợ xấu vô cớ - Ảnh 4.

Ứng dụng CIC trên hệ điều hành iOS/Android mà bạn có thể tải về rất dễ. Ảnh chụp màn hình.

Tuy không mất tiền, việc phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và chờ xác thực từ CIC cũng khiến nhiều người dùng nghi ngại. Bởi khi chưa biết mình có nợ xấu hay không, việc cung cấp toàn bộ thông tin là không ổn.

Chị Hoàng Vũ (Hà Nội) cho rằng: Website của CIC chỉ nên yêu cầu nhập số chứng minh nhân dân. Kết quả trả về chỉ cần thông báo có hay không nợ xấu.

Nếu tính bảo mật của website CIC gặp trục trặc hoặc bị hack thì rủi ro lộ tên tuổi, số chứng minh nhân dân và bị kẻ gian dùng để vay ở các công ty tín dụng là rất dễ.

Chính vì thế, để đảm bảo tính bảo mật và an toàn nhiều người vẫn lựa chọn tới cách thứ ba.

Cách 3: Trực tiếp tới chi nhánh ngân hàng để yêu cầu kiểm tra thông tin tín dụng.

3 cách đơn giản giúp bạn tự kiểm tra để tránh vướng nợ xấu vô cớ - Ảnh 5.

Trực tiếp tới chi nhánh ngân hàng để yêu cầu kiểm tra thông tin tín dụng để bảo mật thông tin cá nhân. Ảnh minh họa.

Tại đây, bạn sẽ làm việc trực tiếp với nhân viên ngân hàng, cung cấp giấy tờ xác thực để có thể kiểm tra thông tin về khoản nợ của mình.

Ngoài ra:

Theo quy định của CIC, những người vay nợ sẽ được xếp thành 5 nhóm. Trong đó khách hàng từ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tới nhóm 5 (khoản nợ có khả năng mất vốn) sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

3 cách đơn giản giúp bạn tự kiểm tra để tránh vướng nợ xấu vô cớ - Ảnh 6.

Theo quy định của CIC, những người vay nợ sẽ được xếp thành 5 nhóm cụ thể như trên.

Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên 2 trung tâm tín dụng là CIC và PCB trong thời hạn từ 3-5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Chia sẻ