3 bước đơn giản chung tay bảo vệ trẻ khỏi nạn xâm hại trẻ em

Vi Lê,
Chia sẻ

Quỹ dân số Liên Hợp Quốc đã hướng dẫn bố mẹ dạy con các dấu hiệu báo động để nhận ra kẻ có ý đồ xâm hại trẻ em và các bước giúp trẻ phòng tránh nạn xâm hại.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, từ năm 2010 đến năm 2013, số vụ #xâm_hại_trẻ_em bị phát hiện đã tăng gần gấp đôi từ 867 vụ lên đến 1.544 vụ vào năm 2014.

Bạn có biết trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bị xâm hại tình dục, hay cứ 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một em bé bị xâm hại tình dục. Nạn nhân thậm chí bị giết chết để bịt đầu mối hoặc bị đe doạ để không dám tố cáo.

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Việt Nam thống kê cứ 4 bé gái lại có 1 bé bị xâm hại tình dục và 6 bé trai lại có 1 bé bị xâm hại tình dục. Độ tuổi trung bình của các em khi bị xâm hại là lớp 9.

Điều đáng sợ hơn là khả năng các em quen kẻ ấu dâm là 93% và trong số đó có đến 47% kẻ xâm hại thuộc gia đình hoặc họ hàng.

5 báo động giúp trẻ cảnh giác trước kẻ xấu (Nguồn: UNFPA).

Bố mẹ cần #thay_đổi_từ_nhận_thức về kẻ xấu. Các bé thường tưởng tượng kẻ xấu giống như những nhân vật trong hoạt hình như răng to nhọn, mắt hung dữ, bàn tay to hay có nụ cười xảo quyệt. Nguy hiểm hơn, có những bé vẫn còn rất mơ màng về các hành vi được coi là xâm hại trẻ em, một số em không dám nói với bố mẹ đã từng bị sàm sỡ với lý do sợ bố mẹ mắng.

Bước 1: Biết những điều cấm với trẻ

Đó chính là 5 báo động: nhìn, chạm, nói, một mình, ôm, bắt cóc.

Báo động NHÌN: Nếu ai nhìn thấy vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ trẻ nhìn vào vùng kín của người khác được gọi là báo động nhìn.

Báo động CHẠM: Nếu ai đó chạm vào vùng kín của trẻ hoặc bảo trẻ chạm vào vùng kín của họ được gọi là báo động chạm.

Báo động NÓI: Nếu ai đó nói về vùng kín với trẻ thì đó là báo động nói.

Báo động MỘT MÌNH: Khi trẻ ở 1 mình với người lạ. Trong trường hợp này trẻ cần phải tìm đến chỗ đông người ngay lập tức.

Báo động ÔM: Không để bất cứ ai bế, ôm hay hôn mình.

3 bước giúp bố mẹ chung tay bảo vệ trẻ em tránh khỏi nạn xâm hại tình dục (Nguồn: UNFPA).

Dù ở trường lớp hay ở nhà, thầy cô hoặc bố mẹ có thể giúp các em hiểu rõ hơn 6 cảnh báo trên bằng cách chơi trò chơi hỏi bé những tình huống thực tế để trẻ phản xạ tốt nếu có trường hợp xấu xảy ra. Ví dụ như: Có hợp lý không khi bác sỹ kiểm tra vùng kín của một em bé mà mẹ em bé ở đấy? Có hợp lý không khi 1 người đàn ông chạm vào vùng kín bé trai, có hợp lý không khi người đàn ông cởi quần áo trước mặt bé gái….. Nhớ rằng câu hỏi phải phong phú để các bé hiểu sâu hơn.

Hãy căn dặn trẻ rằng không ai có quyền nhìn, nói hoặc chạm vào vùng kín của con ngoại trừ bố mẹ. Chỉ có bố mẹ mới có thể làm điều đó khi tắm cho con hoặc khi con bị thương ở vùng kín. Nếu có ai đó động vào vùng kín của trẻ phải có sự cho phép của bố mẹ.

3 bước đơn giản chung tay bảo vệ trẻ khỏi nạn xâm hại trẻ em - Ảnh 3.

Bố mẹ cần lập một danh sách về những người chăm sóc có quyền nhìn, chạm hay nói đến vùng kín của trẻ (Ảnh minh họa).

Bước 2: Hành động ngay

Đó là hành động ngay khi bạn nhìn thấy những báo động trên. Hãy đứng lên bảo vệ trẻ nhỏ và thông báo với gia đình, chính quyền liên quan. Không được đổ lỗi cho trẻ nhỏ dù xảy ra bất cứ trường hợp đáng tiếc nào.

Bước 3: Chia sẻ những kiến thức này với người quen của bạn.

Hãy nhớ: Nếu bạn bảo vệ cho đứa trẻ bạn không quen thì sẽ có một ai đó bảo vệ cho con em bạn.

Danh sách chăm sóc và vòng tròn yêu thương

Bố mẹ cần lập một danh sách về những người chăm sóc có quyền nhìn, chạm hay nói đến vùng kín của trẻ. Thêm vào đó là danh sách vòng tròn tình yêu, có nghĩa là những người yêu thương xung quanh bé nhưng ông bà, bố mẹ, chú dì… có thể ôm và gần gũi trẻ. Hãy nhớ rằng, 2 danh sách này hoàn toàn khác nhau.

Chia sẻ