2 bệnh ung thư ở cơ quan sinh sản chị em thường mắc nhất

BS. Hoa Hồng,
Chia sẻ

Thực hành tình dục an toàn có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe sinh sản của bạn, đặc biệt có thể giúp bạn tránh được các bệnh ung thư ở cơ quan sinh sản.

Thưa bác sĩ, em đang rất lo lắng về một vấn đề như sau. Em năm nay 23 tuổi, chưa có gia đình. Hiện tại em có người yêu và đã đi quá giới hạn. Có thể do tuổi trẻ sung sức nên chúng em làm "chuyện ấy" nhiều lần trong tuần mà không dùng biện pháp tránh thai nào. Và hậu quả là em phải đi bỏ thai 2 lần.

Sau 2 lần đó, em có ý thức uống thuốc để tránh thai. Nhưng em quên uống thuốc mấy lần mà không thấy bị "dính bầu". Hơn nữa, thời gian gần đây em thấy rất khó chịu ở "vùng kín", dịch âm đạo ra nhiều, thậm chí có mùi hôi, kinh nguyệt kéo dài đến 2 tuần mới hết. Có nhiều lần em còn cảm thấy bị đau khi "quan hệ" với người người yêu. Em đang rất lo lắng, không biết em có bị bệnh ung thư nào đó rồi dẫn đến vô sinh rồi không.

Bác sĩ cho em hỏi, những bệnh ung thư ở hệ sinh sản mà người phụ nữ thường gặp nhất là gì? Em xin cảm ơn bác sĩ! (H.T)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn H.T thân mến,

Theo như mô tả của bạn thì đúng là bạn chưa thực hành đúng tình dục an toàn. Điều này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bạn, bao gồm cả sức khỏe sinh sản. 

Những dấu hiệu như bạn mô tả có thể là biểu hiện của bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng "vùng kín" hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh u, ung thư nào đó bên trong cơ quan sinh sản. Bạn quên uống thuốc vài lần mà chưa thấy "dính bầu" thì cũng không có nghĩa là bạn bị vô sinh. Việc kiểm tra xem sức khỏe và khả năng sinh sản của bạn thế nào phải được các bác sĩ thực hiện.

Tốt nhất bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt tình dục của mình. Tần suất không quan trọng nhưng điều quan trọng là bạn phải biết bảo vệ mình, tránh lây bệnh từ người yêu và tránh mang thai ngoài ý muốn để dẫn tới kết quả là phải bỏ thai. Việc bỏ thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn nếu thủ thuật đó được thực hiện không an toàn tại những cơ sở không đảm bảo uy tín.

2 bệnh ung thư ở cơ quan sinh sản chị em thường mắc nhất 1
Thực hành tình dục an toàn có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe sinh sản của bạn. Ảnh minh họa

Bạn cũng nên biết về một số bệnh ung thư phổ biến nhất ở hệ sinh sản của người phụ nữ bao gồm:

Ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, là một căn bệnh mà những tế bào ung thư ác tính xuất hiện trong mô cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm. Trước khi phát hiện ra tế bào ung thư ở cổ tử cung, các mô ở cổ tử cung trải qua những thay đổi trong đó các tế bào bất thường bắt đầu xuất hiện (hiện tượng loạn sản). Những tế bào ung thư này thường được phát hiện nhờ việc làm phiến đồ âm đạo (xét nghiệm Pap). Ở giai đoạn muộn hơn, tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lan sâu thêm vào cổ tử cung và những vùng xung quanh.

Một số dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung có thể là: Ra nhiều huyết trắng, huyết có mùi hôi hoặc có một chút máu, chảy máu bất thường trong âm đạo, chảy máu khi có quan hệ tình dục, kinh nguyệt kéo dài, thường xuyên đau ở vùng xương chậu...

Do ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng, bác sĩ phải tiến hành xét nghiệm hàng loạt để tìm bệnhẫuét nghiệp Pap smear là cách tốt nhất để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung.

Ung thư buồng trứng: Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng có thể phát triển ở mọi độ tuổi và thường được phát hiện trễ do bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Hơn nữa, vị trí của buồng trứng tiếp xúc nhiều với ổ bụng, do đó thường có di căn xa từ rất sớm. 

Hầu hết bệnh nhân sẽ không có một triệu chứng nào nhất định ở giai đoạn đầu của bệnh, thậm chí nếu có cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.  Một số bệnh nhân có thể có hiệu như đau bụng, đầy hơi, đau lưng, buồn nôn, thường xuyên đi tiểu gấp, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi. Một số bệnh nhân khác sẽ có những triệu chứng rõ rệt hơn như đau vùng chậu, xuất huyết bất thường ở âm đạo, hoặc sút cân ngoài ý muốn. 

Chưa có căn cứ gì để kết luận bạn bị ung thư ở cơ quan sinh sản. Vậy nên, bạn hãy đi khám để được làm các xét nghiệm cần thiết nhé.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!


Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: suckhoe@afamily.vn




Hình ảnh về các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng
2 bệnh ung thư ở cơ quan sinh sản chị em thường mắc nhất 2

Chia sẻ