13 điều cha mẹ tuyệt đối không nên làm khi có trẻ nhỏ

Theo Gia Đình Việt Nam,
Chia sẻ

Có những lưu ý hết sức đơn giản nhưng những bậc phụ huynh thường hay mắc phải. Đọc bài viết dưới đây để tránh những lỗi sai không đáng có.

Nuôi dạy bé thật sự không đơn giản, đặc biệt là đối với các bà mẹ trẻ. Ai cũng muốn chăm lo, nuôi dạy con tốt nhưng không phải ai cũng biết cách. Chăm sóc không đúng cách có thể làm cho trẻ phát triển không toàn diện. Hãy biết cách thể hiện tình yêu với bé đúng cách và khoa học.

1. Không nên dùng những vật dụng quá mềm bày trên gường

Những bé dưới 1 tuổi ngạt thở chính là một hiện tượng tử vong ngoài ý muốn. Trong đó có tới hơn 60% xảy ra khi bé đang ngủ. Bé thường thích vùi mặt mình vào những vật dụng mềm như gối, chăn, nệm và các đồ chơi làm bằng lông, đậy kín mũi và miệng của mình lại và dẫn đến ngạt thở.

Nơi bé ngủ, bất luận là giường lớn, giường nhỏ hay là sofa thì cần phải dọn dẹp hết những vật trên ấy. Phần dưới của chăn đắp tốt nhất là nên gấp vào trong nệm, chăn chỉ nên đắp đến phần ngực của bé. Làm như thế, bé sẽ không thể nào kéo chăn quá đầu và đậy kín mũi miệng của mình lại.

Trẻ sơ sinh
Hơn 60% trường hợp trẻ dưới 1 tuổi tử vong xảy ra khi bé đang ngủ.

2. Không nên vừa uống cà phê vừa bế bé

Bạn rất muốn uống cà phê, trà nóng, nhưng lại không muốn đặt bé xuống khi bé đang ngủ ngon, và kết quả là, do không cẩn thận nên đã làm đổ cà phê và làm bỏng bé. Hiện tượng này rất hay xảy ra.

Da của bé rất non mềm, mặc dù cà phê hay trà mà người lớn uống đều không quá nóng nhưng lại có thể làm bỏng da của bé. Khi uống cà phê, thì nhất thiết là phải dặt bé xuống, bạn chỉ có thể chọn một trong hai điều ấy.

Cứ cho rằng cốc cà phê có nắp đậy thì cũng không nên vì thế mà sơ suất. Có khi người lớn không để ý mà nghiêng người một chút, hoặc do không cẩn thận mà chân bị vướng một chút thì sẽ ôm chặt bé theo bản năng. Do vậy, cà phê nóng hoặc trà nóng sẽ bị sánh ra và làm bỏng da bé.

3. Không nên lúc nào cũng buộc con phải nhượng bộ

Khi con của mình tranh chấp hay đánh lộn với các bạn nhỏ của nó, rất nhiều cha mẹ luôn chỉ trích, mắng mỏ con của mình. Cách xử lý này có vẻ chịu ảnh hưởng quá mạnh bởi tư tưởng giáo dục truyền thống, nhưng làm như thế sẽ khiến con của bạn đau lòng.

Vì chúng cho rằng cha mẹ không đứng về một phe của mình, khiến quyền lực của mình bị tổn hại nghiêm trọng, sự tự tôn và sự tự tín cũng bị đánh ngã, khiến trẻ sau khi lớn lên không biết đến quyền hành của mình. Và đặc biệt trẻ cũng không làm thế nào để có thể chủ động giành lấy quyền lợi của chính mình.

4. Không lập lại cách phát âm sai của bé

Đối với những bé vừa mới học nói, trên cơ bản là có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt mong muốn và yêu cầu của mình. Nhưng có rất nhiều bé phát âm không chuẩn.

Năng lực phân biệt của thính giác và năng lực điều chỉnh của cơ quan phát âm đều tương đối yếu, vẫn chưa thể nắm bắt được cách phát âm đối với một số âm nào đó, và cũng không biết cách vận dụng đến một vài vị trí nào đó trong cơ quan phát âm.

Đối với những tình huống như thế, cha mẹ không nên nhại theo cách phát âm của bé, mà nên nói chuyên với bé bằng cách phát âm chính xác. Qua một thời gian, dưới sự dẫn dắt của cách phát âm chính xác, thì bé sẽ phát âm ngày càng chuẩn hơn.

5. Không nên để người lạ hù dọa bé

Khi để bé tiếp xúc với người lạ vào lần đầu tiên thì bạn nên chú ý, không nên để người lạ đến hù dọa bé. Những đứa bé nói chuyện khiến ai nhìn cũng đều yêu, và ngược lại, bé cũng rất thích chơi với những người nói chuyện dịu dàng và vui vẻ. Nếu gây nên một kích thích không vui nào đó, bé sẽ bị sợ hãi.

Đối với những bé từ một tuổi rưỡi trở đi, tuyệt đối không được để người lạ hù dọa bé. Nếu người lớn thường nói với bé những câu đại loại như "ở bên ngoài có ông ba bị, ông ấy sẽ bắt con đi đấy” thì cũng không có lợi cho khả năng giao tiếp với người lạ của bé.

Trẻ bị tổn thương
Trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương. Vì vậy khi trẻ làm sai hay mắc lỗi chung ta nên nhỏ nhẹ chỉ bảo cho trẻ.

6. Không nên vội vàng bắt bé đọc chữ

Có rất nhiều bậc cha mẹ thường vội vàng bắt con mình đọc chữ để nhớ câu chuyện thiếu nhi, mà không phải là để cho chúng đọc tranh và tưởng tượng. Người lớn hy vọng rằng, con mình vào lúc ba bôn tuổi sẽ có thể biết đến ba bốn trăm chữ, bắt bé phải chạy theo số lượng và tốc độ biết chữ.

Nhưng trên thực tế, không nên lấy lượng chữ để đo tiêu chuẩn giỏi hay kém của bé, bởi vì việc bồi dưỡng cho bé có hứng thú trong việc xử lý những tình huống trong cuộc sống và có hứng thú đối với với đọc chữ lại quan trọng hơn so với số lượng chữ cần phải học.

Trong một cuộc điều tra, người lớn đã phản ánh mong muốn của mình rằng, họ muốn thử sức trong việc học chữ của bé. Mỗi cá thể đều rất khác biệt nhau, các bậc làm cha làm mẹ không nên bắt buộc bé học chữ, mà nên xem khả năng của con mình như thế nào rồi hãy dạy cho bé.

7. Không nên nói chuyện với bé bằng ngôn ngữ của bé

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em có tính giai đoạn, thông thường là gồm những giai đoạn như câu một từ, câu nhiều từ, và cuối cùng là nói một câu hoàn chỉnh. Khi cha mẹ tiến hành dạy cho bé thì nên thông hiểu quy luật này, nhưng không nên quá nuông chiều bé, mà cần phải thông qua việc giáo dục thích hợp để hướng dẫn cho ngôn ngữ của bé được phát triển với một cấp độ cao hơn.

Vì vậy, bất luận là bé nó như thế nào thì cha mẹ đều phải dùng thứ ngôn ngữ chính xác để trả lời cho từng câu hỏi của bé, đồng thời phải dùng lời nói chuẩn để uốn nắn cho cách nói chuyên của bé. Thông qua những mẫu câu chính xác của cha mẹ, trong một thời gian ngắn, bé có thể nói hoàn chỉnh cả một câu một cách chính xác.

8. Không nên dùng nước trái cây để bổ sung vitamin cho bé

Nước trái cây thuần 100% quả thực là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng với một lượng quá nhiều thì sẽ dẫn đến các hậu quả như tiêu chảy, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, sâu răng.

Vì vậy, khi uống nước trái cây cũng nên chú ý uống một lượng vừa đủ, và người lớn phải có nhiệm vụ điều tiết việc uống nước trái cây của trẻ. Một điều cần phải chú ý có một số thức uống có hương vị trái cây nhưng không phải là nước trái cây thuần khiết 100%.

Trong đó, người ta thêm vào chất tạo vị ngọt, hương liệu nhân tạo và một số thành phân hóa học khác, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Ăn trái cây tươi sẽ an toàn cho sức khỏe hơn bất cứ loại nước trái cây nào khác.

Nước trái cây
Việc bổ sung dinh dưỡng cho bé là vô cùng cần thiết. Nhưng bạn hãy cân nhắc kỹ càng khi cho bé sử dụng chúng. Hãy chăm sóc cho bé bằng chính sự quan tâm của bạn.

9. Không nên cho trẻ thường xuyên uống coca cola

Những đứa trẻ thường xuyên uống coca cola, lượng chất canxi cung cấp cho cơ thể bình quân vào mỗi ngày chỉ bằng 60% so với nhu cầu của cơ thể. Đồng thời, do cơ thể chịu tác dụng của chất cafein hàm chứa trong nước coca cola mà lượng canxi bị bài tiết qua nước tiểu lại tăng lên. Vì vậy mà bất lợi đối với sự phát triển của xương cốt, khả năng sau này trẻ mắc phải bệnh về xương và chứng loãng xương sẽ cao gấp 3 lần.

Trong thức uống coca cola có hàm chứa một lượng cafein nhất định, nó có tác dụng gây hưng phấn đối với hệ thống thần kinh trung ương, hình thành nên nguy cơ tiềm ẩn đôi với cơ thể. Do sức đề kháng và khả năng giải độc của trẻ em còn tương đối yếu, mức độ nguy hại sẽ lớn thêm. Vì vậy, trẻ em không nên uống quá nhiều coca cola.

10. Không nên cho trẻ ăn trái cây thay rau củ

Ăn trái cây có thể thay thế cho rau củ là một nhận thức sai lầm. Một mặt, chỉ có những loại trái cây tươi mới có nhiều vitamin, mà những loại trái cây chúng ta thường ăn đều đã được bảo quản qua một thời gian, lượng vitamin trong những loại trái cây này đã bị tổn thất rất nhiều, đặc biệt là vitamin C.

Mặt khác, một loại thức ăn nào đó đều không thể đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của cơ thể. Chỉ có ăn nhiều loại thức ăn cùng lúc thì mới có thể hấp thu nhiều loại chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu vừa ăn trái cây vừa ăn rau củ thì sẽ đầy đủ hơn.

Việc lợi dụng các đồ ăn có sẵn thay thế sữa, hay việc cho trẻ ăn sữa chua… Bạn hãy cân nhắc trước khi chọn đồ ăn cho bé xem có phù hợp với độ tuổi của bé hay không. Hãy biết lợi dụng những đồ ăn tốt thuận lợi cho sự phát triển của bé.

11. Không nên cho trẻ ăn cá khô

Thường ăn cá khô sẽ khiến răng của trẻ trở nên thô xấu và không bóng sáng, bề mặt răng còn xuất hiện các đốm vết, đường vằn, răng bị ố vàng. Nghiên cứu đã cho thấy, đây là hiện tương răng bị nổi đốm do trúng độc fio mạn tính, tre em trong gia đoạn mọc răng và trưởng thành từ 10 tuổi 3—12 tuổi, răng rất mẫn cảm với các chất hợp với fio. Nếu hấp thu quá nhiều thì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng hình thành nên đốm fio, và suốt cả đời không thể nào khôi phục lại dược, gây ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp. Vì vậy, bạn phải hết sức chú ý đến sức khỏe của răng trong giai đoạn nhi đồng.

Việc lợi dụng các đồ ăn có sẵn thay thế sữa, hay việc cho trẻ ăn sữa chua… Bạn hãy cân nhắc trước khi chọn đồ ăn cho bé xem có phù hợp với độ tuổi của bé hay không. Hãy biết lợi dụng những đồ ăn tốt thuận lợi cho sự phát triển của bé.

12. Không nên cho trẻ dưới 6 tháng uống sữa chua

Sữa chua ít chứa chất canxi, mà trẻ mới sinh trong thời gian đầu phát triển thì rất cần đến canxi. Hơn nữa, các kháng sinh tố được sinh thành nên từ các vi khuẩn gây chua trong sữa chua tuy là có thể ức chế và tiêu diệt các vi sinh nguyên thể gây bệnh, nhưng đồng thời nó cũng phá hủy điều kiện sống của một số loại vi khuẩn có ích trong cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường. Và đặc biệt, đối với các bé mắc chứng viêm dạ dày và ruột, hoặc những bé được sinh non thì càng bất lợi hơn nữa. Mặt khác, khi cho bé uống sữa chua quá sớm còn có thể sẽ khiến bé thích ăn ngọt, không có lợi cho răng trong thời gian này.

13. Không nên dùng sữa chua thay thế cho sữa bột

Sữa bột đã được pha chế có các thành phần gần giống với sữa của mẹ, là thực phẩm tốt nhất có thể thay thế cho sữa mẹ. Còn sữa chua chỉ là một loại sữa bò đơn thuần dễ được hấp thu vào trong cơ thể, không thể nào đạt đến mức dinh dưỡng so với sữa bột đã được pha chế, và cũng không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đối với những bé có sức khỏe tốt thì sữa chua có thể là loại chất điều hòa khẩu vị. Nhưng, bạn không nên dùng sữa chua để thay thế cho sữa bột, đặc biệt là đối với trẻ mới được sinh ra trong vòng 3 tháng. Hơn nữa, cho bé uống sữa chua quá sớm sẽ khiến bé hảo ngọt, kén ăn.

Chia sẻ