1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này

L.T,
Chia sẻ

Nếu đến miền quê Nhật Bản vào mùa thu, độ giữa tháng 10 đến tháng 11, bạn sẽ không khó bắt gặp những trái hồng treo lúc lỉu trước hiên nhà với sắc cam rực rỡ lấp lánh dưới ánh mặt trời, trông vô cùng thích mắt. Những trái hồng này được gọi là hoshigaki.

Ẩm thực Nhật Bản vốn trứ danh bậc nhất thế giới bởi nguyên liệu hảo hạng và cách chế biến, bài trí cầu kỳ, tinh tế. Hoshigaki (còn gọi là hồng treo, hồng khô hay hồng sấy) cũng không ngoại lệ. Những quả hồng khô dẻo thơm, ngọt lịm vẫn được xem là tinh túy ẩm thực của xứ sở hoa anh đào, được mệnh danh là "thịt bò Kobe của giới trái cây".

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 1.

Hoshigaki là quả hồng được sấy khô theo phương pháp thủ công truyền thống nhằm bảo quản, dự trữ trái cây cho mùa đông. Đây là phương pháp lâu đời, đã có từ hơn 1.000 năm trước của người Nhật.

Để làm ra hoshigaki, nguyên liệu không thể thiếu là hồng Hachiya, loại hồng có vị chát và chỉ có thể ăn tươi khi quả đã chín nẫu đến mềm nhũn. 

Cách làm hoshigaki không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mẩn và khéo léo.

Đầu tiên là khâu chọn hồng. Những quả hồng được hái khi chưa quá chín, căng mịn, sáng bóng và cứng một chút, lý tưởng nhất là những quả vẫn còn một ít cuống để tiện cho lúc buộc dây. Những quả hồng này sau đó được để chín tự nhiên thêm 3-7 ngày nhằm tăng độ mềm.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 2.

Những quả hồng được hái từ vườn về sau đó để chín tự nhiên thêm 3-7 ngày nhằm tăng độ mềm.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 3.

Sau đó được đem đi gọt vỏ cẩn thận.

Tiếp đến, người ta dùng dao và nạo để gọt quanh đầu quả nhưng chừa lại phần cuống, rồi gọt sạch toàn bộ phần vỏ. Sau đó, họ buộc dây vào cuống quả và treo lên giá phơi, những quả nào không có cuống, có thể đóng một chiếc đinh nhỏ thay thế. Nơi treo hồng phải là nơi khô ráo, đón nắng mặt trời và thoáng gió.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 4.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 5.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 6.

Trong tuần phơi đầu tiên, không ai được phép chạm vào quả hồng và những quả hồng cũng không được chạm vào nhau để tránh nấm mốc.

Sau một tuần, khi một lớp "da" mới hình thành bao phủ ngoài quả hồng, chúng sẽ được massage, xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay vài ngày một lần để lớp đường bên trong dần biến thành lớp phấn trắng bên ngoài. Quá trình massage nhẹ tay sẽ kéo dài khoảng 1 tháng cho tới khi thành phẩm là những quả hồng mềm dẻo với lớp phấn trắng li ti bên ngoài, khi ăn vẫn thấy vẹn nguyên vị hồng và ngọt như mật ong.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 7.

Người nông dân chăm chút cho từng quả hồng.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 8.

Người Nhật thường thưởng thức hoshigaki cùng một tách trà nóng. Hoshigaki xắt nhỏ rắc lên bánh nướng và biscotti hạnh nhân cũng là lựa chọn tuyệt vời. Hoshigaki nấu cùng gừng và quế tươi còn làm nên món trà hồng quế truyền thống của Hàn Quốc với tên gọi Sujeonggwa.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 9.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 10.

1000 năm qua, mỗi năm người nông dân Nhật lại treo hàng nghìn quả hồng lên giàn, đó là cách họ làm ra đặc sản ngon tuyệt này - Ảnh 11.

Một hộp hồng khô Nhật Bản 15 quả có giá lên tới 1 triệu đồng.

Video: Cận cảnh quá trình làm hồng khô của người nông dân Nhật Bản.

Ở Mỹ, hồng khô có giá khoảng 90 USD/kg (tương đương 2 triệu đồng/kg), ở Việt Nam, một hộp hồng khô Nhật Bản 15 quả có giá khoảng 1 triệu đồng.

(Nguồn: seriouseats, Noal Farm)

Chia sẻ