10 quan niệm dinh dưỡng cho bé chưa chuẩn

Mẹ&bé,
Chia sẻ

Bé cần ăn nhiều thịt nạc để ngăn ngừa bệnh thiếu máu; bé lười ăn rau sẽ phải bổ sung vitamin tổng hợp... là những quan niệm chưa hoàn toàn đúng.

1. Bé phải ăn nhiều thịt nạc để tránh thiếu máu

Thiếu sắt là nguy cơ lớn ở rất nhiều bé. Dữ liệu từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Atlanta (Mỹ) tiết lộ, 9% các bé trong độ tuổi 1-2 thiếu sắt. Con số này giảm xuống khoảng 3% cho bé 3-5 tuổi và 2% cho bé 6-11 tuổi.

Bé có thể nhận đủ sắt trong chế độ ăn mà không cần ăn nhiều thịt nạc (đây là tin tốt vì thịt nạc thường khó khăn cho bé khi nhai; dù thịt nạc có chứa dạng sắt dễ hấp thu). Với bé lười ăn thịt, có thể đáp ứng nhu cầu sắt cho bé bằng sữa, trứng, thịt gia cầm, cá, đậu đõ, bánh mì, hoa quả khô như nho khô...

Bé dưới 10 tuổi cần nhận ít nhất 10mg sắt mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ bé nhà mình không đủ sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về bổ sung vitamin tổng hợp chứa sắt cho bé.

2. Bé lười ăn rau, phải bổ sung vitamin tổng hợp

Rất nhiều bé lười ăn rau nhưng không thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng. Thực phẩm giàu dinh dưỡng lại có vị ngọt là các loại quả tươi. “Hoa quả có thể sánh ngang với rau xanh về hàm lượng vitamin và chất xơ” - Jo Ann Hattner(chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại Palo Alto, California) tiết lộ. Do đó, hãy đảm bảo 5 phần rau xanh và hoa quả mỗi ngày cho bé.

Nếu con bạn không chạm vào carrot thì quả mơ hoặc dưa hấu là giải pháp thay thế hợp lý vì chúng giàu vitamin A và caroten. Dâu tây hay quả cam đáp ứng lượng axit folic cho bé lười ăn rau bina. Chuối giúp bé lười ăn khoai tây có đủ kali vàcam quýtcó thể thay cho súp lơ xanh về hàm lượng vitamin C.

Tuy nhiên, ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích bé. Rau rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà bé không nên bỏ lỡ.

3. Sản phẩm từ sữa làm bé bị cảm lạnh nặng hơn

Có ý kiến cho rằng, các sản phẩm từ sữa làm tăng sản xuất chất nhờn (dịch tiết mũi). Nhưng thực ra, “các virus gây cảm lạnh tự sản xuất chất nhầy trong mũi vàcổ họng” – Kathleen Motil (giáo sư nhi khoa tại Houston) cho biết.

Bạn có thể tiếp tục cho bé dùng sữa và các sản phẩm từ sữa khi bé bị cảm lạnh. Nếu bé không uống sữa, đừng lo lắng. Có thể cho bé uống các loại nước khác như nước lọc, nước quả hoặc soup gà cho đến khi bé cảm thấy tốt hơn. Ngay cả khi bé không có cảm giác ngon miệng, bé cũng cần phải uống thường xuyên để tránh mất nước.

4. Để ngăn ngừa béo phì, bé phải tránh các chất béo

Các bé cần khoảng 40% lượng kalo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng. “Bộ não có những yêu cầu đặc biệt từ axit béo và các thành phần khác của chất béo” – Kathleen Motil giải thích.

Đó là lý do các chuyên gia khuyến cáo rằng, bé dưới 2 tuổi không nên dùng sữa tách kem. Bé lớn hơn vẫn cần chất béo trong chế độ ăn để có làn da khỏe mạnh, tăng trưởng hợp lý, thúc đẩy sản xuất hormone giới tính, hấp thu tốt vitamin A. Nhưng sau 2 tuổi, bé chỉ cần nhận khoảng 30% lượng kalo từ chất béo hàng ngày là đủ.

“Chất béo trong thức ăn khiến bé có cảm giác no bụng. Vì thế, nếu bạn hạn chế lượng chất béo thái quá, bé sẽ phải ăn nhiều để bù đắp” - Loraine Stern (giáo sư nhi khoa tại Đại học California, Los Angeles) nói. Tốt hơn, bạn nên dạy con ăn uống lành mạnh để tránh béo phì.

5. Đường làm bé hiếu động

“Các nghiên cứu cho thấy, đường không có tác dụng hiếu động đối với bé” -Scott Sicherer (Giáo sư nhi khoa tại Mount Sinai, New York) chia sẻ. Trong thực tế, động vật trong phòng thí nghiệm được cho ăn nhiều đường trở nên ít hoạt động.

Có thể là khi cha mẹ thấy một bé trở nên năng động sau khi tiêu thụ đồ ăn ngọt (như chocolate hoặc soda)vì cả hai đều có chứa caffeine làchất kích thích.

6.Phải loại bỏ một số đồ ăn phòng dị ứng cho bé

Dị ứng thực phẩm không quá phổ biến. Gần 1/3 cha mẹ nghĩ con mình bị dị ứng thực phẩm nhưng chỉ 6-8% bé có dị ứng thực sự. Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch bị tấn công bởi một số loại thực phẩm,làm bénổi mề đay, nôn, tiêu chảy và trường hợp nặng là shock phản vệ.

Sữa, trứng, lạc, hạt điều hay hạt quả óc chó, lúa mì, đậu nành, cá, sò ốc chiếm khoảng 90% các trường hợp dị ứng. Nếu bạn nghi ngờ bé dị ứng, nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa.

7. Sữa là yếu tố duy nhất cho xương chắc khỏe

Sữa là một trong những nguồn dồi dào canxi. Nhưng nếu con của bạn lười uống sữa, bé vẫn có thể nhận được đủ canxi từ những nguồn thực phẩm khác. Chúng bao gồm sữa chua, phômai, sữa đậu nành giàu canxi, súp lơ xanh, đậu phụ, rau có lá màu xanh đậm, nước quả như nước cam.

Điều quan trọng là bé được đáp ứng đủ lượng canxi mỗi ngày: 500mg canxi (1-3 tuổi); 800mg canxi (4-8 tuổi) và 1300mg canxi cho bé từ 9 tuổi trở lên.

8. Khi bé bị ốm, nên cho bé ăn ít

Bạn không nên cắt giảm lượng thức ăn của bé. Con của bạn cần tất cả các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thức ăn để chống lại bệnh tật. Nhưng nếu bé không ăn nhiều, bạn cũng đừng lo lắng. Khi bị bệnh, hãy cho bé ăn những gì bé thích.

9. Nước quả là đồ uống tuyệt vời

Dù nước quả tươi 100% giàu dinh dưỡng hơn soda nhưng không phải cứ khát là uống nước quả. Có những giới hạn về lượng nước quả với bé. Nếu không, bé sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác. Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và khó chịu trong dạ dày.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, lượng nước quả tối đa cho bé là 100-120ml/ngày. Nước lọc vẫn là đồ uống tốt nhất khi bé đang khát.

10. Bánh mì trắng không có chất dinh dưỡng

Bánh mì trắng làm bằng bột mì chất lượng tốt vẫn là lựa chọn lý tưởng cho bé. Bánh mì trắng có chất xơ, giúp ngừa táo bón, bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, bánh mì có thể được thêm sắt và các vitamin nhóm B như niacin, axit folic, thiamin và riboflavin.

Chia sẻ